Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường lớn đều giảm
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) cho biết, 5 thị trường nhập khẩu hàng đầu mực, bạch tuộc của Việt Nam đều sụt giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là thị trường Trung Quốc và Hong Kong.
- 30-05-2016Xuất khẩu thủy sản Việt Nam: “Gánh vàng đổ ra biển”?
- 25-05-2016Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt hơn 12 tỷ USD
- 11-05-201610 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất quý I/2016
Trong tháng 5/2016, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2015, nâng kim ngạch 5 tháng đạt 4,95 triệu USD, giảm gần 46% so với cùng kỳ năm 2015.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu có mức giảm mạnh cao thứ 2 mặc dù đây là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc hàng đầu của Việt Nam, chiếm 38,2% tỷ trọng. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 5 đạt 11,01 triệu USD, giảm 19,5%, nâng kim ngạch 5 tháng đạt 54,37 triệu USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 9 thị trường nhập khẩu hàng đầu mực, bạch tuộc của Việt Nam, có 2 thị trường nhập khẩu từ Việt Nam tăng trưởng dương, đó là Đài Loan và Australia. Tuy nhiên, Đài Loan cũng đang có xu hướng sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong tháng 5/2016, xuất khẩu sang Đài Loan đạt giá trị 314 nghìn USD, giảm 48,4% so với cùng kỳ năm 2015, giá trị xuất khẩu 5 tháng đạt 2,01 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2015.
VASEP cho biết, Australia là thị trường “sáng” nhất trong 9 thị trường nhập khẩu hàng đầu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Xuất khẩu sang Australia trongt háng 5/2016 đạt giá trị 275 nghìn USD, tăng gần 39%, 5 tháng đạt 1,62 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng đầu mực của Việt Nam, tiếp đến là Hàn Quốc và Thái Lan, trong khi đó Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu bạch tuộc của Việt Nam, tiếp sau là Nhật Bản và Italy.
Hiện nay, giá mực ống trên thị trường thế giới tăng 30% do hiện tượng El Nino. Theo nhiều báo cáo sản lượng khai thác mực ống trong mùa đông và mùa xuân trên các ngư trường toàn cầu đều giảm mạnh. Ngư trường tại Nhật Bản, Argentina, Falklands, Chile và California đều giảm mạnh. Nguyên nhân sụt giảm sản lượng là do ảnh hưởng trực tiếp từ hiện tượng El Nino trong năm 2015/2016.
Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu đang đẩy giá mực ống trên thị trường lên mức cao trong lịch sử. Hiện tại, giá mực ống tuýp và xúc tu cỡ 3 - 5 inch từ Trung Quốc đã tăng 17,5% kể từ đầu năm nay và tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá cao như vậy nhưng nhu cầu vẫn tăng mạnh với người mua đang tìm kiếm mực ống được xem như là thủy sản giàu protein có giá hấp dẫn.
VASEP