Xuất khẩu tôm hùm gặp khó do yêu cầu chính ngạch
Hiện nay, tốc độ xuất khẩu tôm hùm vào thị trường Trung Quốc đang chậm lại, do yêu cầu chính ngạch.
- 09-11-2023Chưa biết vì sao tôm hùm bông sống khó xuất khẩu sang Trung Quốc
- 08-11-2023Giá tôm hùm bông bất ngờ giảm một nửa
- 08-11-2023Chưa nhận được thông báo của phía Trung Quốc về tạm dừng nhập khẩu tôm hùm bông từ Việt Nam
Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 10 tăng 7% so với tháng trước. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Trong đó, mặt hàng tôm hùm - sản phẩm vốn có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay tốc độ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đang chậm lại, do yêu cầu chính ngạch.
Tại Nam Trung Bộ, tôm hùm hiện khó tiêu thụ, trong khi mức đầu tư lại lên đến tiền tỷ khiến người nuôi lo lắng.
Điểm mua bán tôm hùm quen thuộc bên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, vắng lặng kéo dài suốt 2 tháng qua. Các doanh nghiệp thu mua tôm hùm đã không còn đến đây. Người nuôi tôm hùm chờ đợi trong lo lắng.
Ông Hân (người nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa) nuôi đến 15.000 con tôm hùm bông. Tôm hùm đã đủ kích cỡ xuất bán từ cách đây 2 tháng. Không bán được nên phải giữ lại tôm trong bè, trong khi tiền thức ăn cho tôm mỗi ngày không dưới 12 triệu đồng.
"Tình hình kéo dài thì nông dân rất khó khăn, không có tiền cho tôm ăn. Vay mượn mà hết chỗ vay, không biết cầm cự đến thời điểm nào", ông Lê Xuân Hân, người nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa, chia sẻ.
Tại Nam Trung Bộ, tôm hùm hiện khó tiêu thụ. (Ảnh: NLĐ)
Tôm hùm bông đứng đầu về giá trị kinh tế trong số các mặt hàng thủy sản nuôi trồng, có thời điểm lên đến 2,6 triệu đồng/kg. Tuy nhiên hiện tại, giá tôm hùm bông rớt xuống còn 1 triệu đồng/kg. Riêng vùng nuôi tôm hùm vịnh Vân Phong hiện tồn đến 200 tấn tôm hùm bông thương phẩm. Nguyên nhân là do phía thị trường Trung Quốc vừa siết chặt nhập khẩu tiểu ngạch, vừa đưa ra thêm nhiều quy định mới trong việc nhập tôm hùm bông.
"Không bán tôm được thì làm sao có tiền cho tôm ăn. Vay nhà nước thì đã vay rồi. Vay ở ngoài lãi suất cao, nhưng họ nói xuất tôm được thì họ mới cho vay", bà Nguyễn Thị Ánh Quyên, Vựa thu mua tôm hùm tỉnh Khánh Hòa, cho biết.
Mặt hàng tôm hùm đem lại nguồn thu trung bình mỗi năm từ 1.500 - 2.000 tỷ đồng, nhưng có từ 75 - 90% sản lượng tôm hùm được xuất khẩu tươi sang thị trường Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch hết sức bấp bênh.
"Bước đầu tiên là chúng ta phải xác định mã số vùng trồng của từng nơi. Hiện nay đã có 2 mã số vùng trồng ở Phú Yên. Nếu chúng ta phát huy hơn nữa, tạo ra nhiều vùng có mã số vùng trồng thì đây là điểm khởi đầu để xuất khẩu chính ngạch", PGS.TS. Võ Văn Nha, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, nhận định.
Hiện tại, vượt qua những rào cản trong quy định thương mại xuất khẩu tôm hùm là điều hết sức nan giải cả đối với doanh nghiệp cũng như người nuôi tôm hùm.
VTV.VN
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư