Xuất siêu 2,8 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm 2018
Trong 8 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 155,41 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2017.
- 30-08-2018Mía đường ĐBSCL bước vào niên vụ mới: Chưa vào vụ đã lo chuyện “giải cứu”
- 30-08-2018Viettel, VinaPhone, MobiFone lại bất ngờ đồng loạt tung khuyến mãi 50% cho thuê bao trả trước
- 30-08-2018Nếu thuê xe tự lái ngày 2/9, người tiêu dùng nhớ lưu ý những điều dưới đây
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu với 2,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,5 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 155,41 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,11 tỷ USD, tăng 17,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,30 tỷ USD (chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 13,4%.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước như điện thoại và linh kiện đạt 30,9 tỷ USD, tăng 15,7%; hàng dệt may đạt 19,4 tỷ USD, tăng 14,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 14,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,6 tỷ USD, tăng 26,9%; giày dép đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,6%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,2 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 27,2%; giày dép tăng 12,9%; hàng dệt may tăng 10,4%.
Tiếp đến là EU đạt 27,7 tỷ USD, tăng 10,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 20,8%; điện thoại và linh kiện tăng 13%. Trung Quốc đạt 23,4 tỷ USD, tăng 25,2%, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 175,7%; dệt may tăng 43,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,3%.
Thị trường ASEAN đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16%, trong đó gạo tăng 145,3%; sắt thép tăng 52,7%; hàng dệt may tăng 33,9%. Nhật Bản đạt 12 tỷ USD, tăng 9,4%, trong đó hàng dệt may tăng 21,9%; giày dép tăng 12,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 4,8%. Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 27,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 52,5%; điện thoại và linh kiện tăng 26,4%; hàng dệt may tăng 17,7%.
Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 152,66 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 61,85 tỷ USD, tăng 11,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,81 tỷ USD, tăng 11,4%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đạt mức cao như điện tử, máy tính và linh kiện đạt 26,9 tỷ USD, tăng 13,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,3 tỷ USD, tăng 4,3%; vải đạt 8,5 tỷ USD, tăng 16,1%; sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,2%; chất dẻo đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,1%; xăng dầu đạt 5,7 tỷ USD, tăng 26,4%; kim loại thường đạt 5,3 tỷ USD, tăng 35,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 4,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 26,2%.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 41,4 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn tăng: Vải tăng 19,7%; điện thoại và linh kiện tăng 14,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng tăng 6,1%.
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 30,8 tỷ USD, tăng 1,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 17%; vải tăng 12,8%. ASEAN đạt 20,5 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 12,5%; xăng dầu tăng 4%. Nhật Bản đạt 12,2 tỷ USD, tăng 14,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 34,2%; vải tăng 19%; sắt thép tăng 16%. EU đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11,2%, trong đó vải tăng 31,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13,4%. Mỹ đạt 8,7 tỷ USD, tăng 39,2%, trong đó thức ăn gia súc tăng 133,4%; bông tăng 25,9%.
Nhịp sống kinh tế