Xung đột ở Trung Đông có thể khiến châu Âu nối lại nhập khẩu dầu Nga
Công nhân vận hành trạm bơm tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông Izhevsk, Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Cuộc xung đột Israel-Hamas đang diễn ra ở Trung Đông đang dần đẩy giá dầu lên mốc 100 USD/thùng.
- 22-10-2023Danh mục đầu tư chứng khoán quá đa dạng: Lợi bất cập hại?
- 22-10-2023Một chàng trai 32 tuổi kiếm 'ngon ơ' 12 tỷ/năm dù chỉ làm 4 tiếng/tuần: Tiền đẻ ra tiền là chuẩn nhất
- 21-10-202310 công việc “khát nhân sự” tuyển dụng không biên giới, không cần đến văn phòng với mức lương lên tới gần 2 tỷ đồng/năm
Nhật báo Nga Rossiyskaya Gazeta lưu ý rằng giá dầu đang tăng lên mặc dù các hoạt động quân sự cho đến nay không tác động trực tiếp đến sự bão hòa thị trường.
H y vọng của Mỹ về các thỏa thuận hạt nhân cũng như việc dỡ bỏ cấm vấn đối với xuất khẩu dầu của Iran đã tan thành mây khói. Điều này có nghĩa là thị trường toàn cầu sẽ không được bổ sung nguồn cung từ Iran và do đó giá cả sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, một rủi ro khác đang gia tăng là các nước Arab sẽ hỗ trợ Palestine về mặt kinh tế trong bối cảnh bị Israel tấn công, từ đó làm giảm các nguồn cung cấp sang châu Âu.
Trong khi đó, hoạt động cấm nhập khẩu trái phép dầu và các sản phẩm dầu của Nga sang châu Âu, cũng như việc áp trần giá dầu của nước này đã không đạt hiệu quả trong tình hình hiện tại. Thậm chí, chính sách này còn có thể gây hại cho những quốc gia phương Tây đã khởi xướng lệnh trừng phạt đối với Nga.
Ông Valery Andrianov, Phó giáo sư tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga và là chuyên gia tại tổ chức tư vấn Infotek, tin rằng cơ chế trần giá dầu Nga đã mất hiệu quả. Dầu của Nga đang được giao dịch tự do ở mức cao hơn giá trần, trong khi các vấn đề về vận tải hàng hải và bảo hiểm hàng hóa nhìn chung đã được giải quyết.
Tuy nhiên, chuyên gia Andrianov cho rằng phương Tây sẽ không chính thức dỡ bỏ hay nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ của Nga, bất kể lý do là gì, kể cả khi nguồn cung từ Trung Đông bị gián đoạn. Ông đồng thời lưu ý rằng phương Tây sẽ giữ lập trường cứng rắn như vậy để tránh mất thể diện. Giới chức châu Âu nhiều khả năng sẽ nhắm mắt làm ngơ trước khả năng vi phạm lệnh cấm vận và trần giá dầu, “phớt lờ” nguồn cung dầu có nguồn gốc từ Nga sang thị trường châu Âu.
Ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital có trụ sở tại New York, cho biết Trung Đông vẫn là tâm điểm của thị trường khi nhà đầu tư lo ngại về một cuộc xung đột trên diện rộng tại khu vực có thể dẫn đến gián đoạn nguồn cung dầu.
Ngân hàng UBS dự kiến giá dầu Brent sẽ được giao dịch trong khoảng từ 90 đến 100 USD/thùng trong các phiên tới.
Báo Tin Tức