Yêu bản thân: Kỹ năng thường xuyên bị hiểu nhầm nhất - Làm sao để yêu bản thân đúng cách?
Yêu bản thân không phải là tự lừa mình dối người rồi buông thả bản thân, mà sẽ nỗ lực vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, hơn nữa cũng không công kích hay tổn thương bản thân bằng cách tự phê phán, để rồi làm hao mòn nguồn cảm xúc bên trong mình.
- 29-12-2020Được hỏi "có biết cách cưỡi hổ không?", câu trả lời của vị CEO khiến số đông bất ngờ: Bài học thành công chính là những điều ít người nghĩ tới này
- 28-12-2020Ở tuổi 65, tỷ phú Bill Gates đo lường cuộc sống viên mãn bằng 3 câu hỏi đơn giản này: Người trẻ tự hoàn thiện càng sớm, về già sẽ không hối hận
- 25-12-20205 câu hỏi bạn nhất định phải tự trả lời để có một năm 2021 đạt được thành tựu gấp 10 lần năm cũ: Bạn không thể lái một con tàu đang đứng yên, muốn ra khơi hãy khởi động trước đã
Yêu bản thân đôi khi nghĩa là thừa nhận bản thân kém cỏi
Yêu bản thân là thừa nhận những ưu - khuyết điểm của bản thân mà không phán xét và chấp nhận tình trạng hiện tại của mình, để rồi có được nhận thức đúng đắn về bản thân, sau đó lập ra những mục tiêu thực tế, có khả năng thực hiện thay vì chối bỏ bản thân rồi cũng chẳng làm gì để thay đổi thực tại. Sự chấp nhận này khác với một người không cầu tiến, ở chỗ: Kẻ chỉ muốn dậm chân tại chỗ sẽ không chấp nhận khuyết điểm của bản thân nên không thể nhìn ra vấn đề của chính mình khi vẫn đang chối bỏ thực tại.
Yêu bản thân không phải là bỏ qua khuyết điểm
Thực ra yêu bản thân là thừa nhận và chấp nhận toàn bộ những phẩm chất của bản thân, bao gồm cả những “khuyết điểm" và “thiếu sót”. Hãy chấp nhận mình có thiếu sót và khuyết điểm, đừng phủ nhận giá trị của bản thân, cũng đừng sống mãi trong sự tự trừng phạt bản thân. Nếu một người thừa nhận khuyết điểm của mình nhưng lại khó chấp nhận nó thì sẽ sống trong sự dằn vặt không hồi kết. Nếu cứ tiếp tục kiểu trách móc bản thân như thế này sẽ làm hao mòn cảm xúc nội tại, ngăn cản sự trưởng thành của bàn thân.
Yêu bản thân không phải là thổi phồng bản thân hay tự luyến
Yêu bản thân sẽ mang lại cho chúng ta lòng tự trọng cao và tâm lý ổn định. Nghĩa là, ngay cả khi ta cảm thấy mình có khuyết điểm, ta vẫn có giá trị và đáng được yêu thương. Ý thức giá trị này rất chắc chắn, nó không cần sự tán đồng của người khác để được chứng thực liên tục, cũng như không bị lung lay ngay lập tức bởi sự phủ nhận của người khác.
Còn một người tự ái, mặc dù trông có vẻ đang đánh giá cao bản thân nhưng lòng tự tôn cao của họ lại giả dối và mong manh. Những người này cảm thấy bản thân tốt đẹp hơn người khác, nhưng lại không thể đối mặt với khuyết điểm của bản thân, sợ người khác phát hiện bản thân còn thiếu sót rồi coi đó là một mối đe dọa và làm mọi cách để chống lại việc ấy.
Vậy, làm sao để chấp nhận và yêu thương bản thân hơn?
1. Tích cực quan sát những thay đổi mới
Để yêu bản thân, bạn cần học cách tư duy khách quan hơn về mọi sự xung quanh. Chú ý, chỉ quan sát chứ không đánh giá.
Tích cực chú ý đến những người, sự vật và sự việc mới trong môi trường sống hoặc những thay đổi mới ở những người, sự vật và sự việc trong hiện tại, chứ đừng coi chúng là điều hiển nhiên. Khi chúng ta biến sự quan sát tích cực này thành lối sống của chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng khám phá ra những khía cạnh của bản thân mà chúng ta chưa hiểu hoặc những điều ta đang né tránh.
2. Hãy xem bản thân như một “tác phẩm đang làm dở”
Khi bạn không thể chấp nhận và thương yêu bản thân, bạn có thể sẽ quen với việc phủ định bản thân. Ví dụ “Tôi không giỏi việc này, dù cố gắng đến mấy cũng không được như mong muốn”, “Béo lên là sẽ mất tất cả, tôi sẽ không còn chút sức hấp dẫn nào”… Lối suy nghĩ này sẽ ngăn khả năng thay đổi của bạn và chỉ mang lại phiền phức và tổn hại mà thôi.
Lần tới nếu bạn muốn phủ định bản thân, bạn có thể dùng những cụm từ như “có khả năng tôi…” hay “có thể tôi…” thay vì khẳng định chắc chắn. Ví dụ:
“Có thể tôi không giỏi việc này, làm vài lần rồi mà vẫn không làm tốt được.” (nhưng sau này có thể làm tốt)
“Có khả năng tôi hơi béo, không hấp dẫn đến thế.” (nhưng tôi có thể trở nên hấp dẫn hơn)
Chỉ là thay đổi nhỏ trong cách nói cũng đã giúp chúng ta bớt phủ định bản thân hơn, nhìn thấy được nhiều khả năng thay đổi hơn.
3. Dành thời gian viết nhật ký
Vào cuối mỗi ngày, hãy viết lại những sự việc quan trọng trong ngày. Khi nhìn lại quá khứ, hãy luyện tập quan sát một cách tập trung và không phán xét, đồng thời viết lại những quan sát và trải nghiệm này. Viết nhật ký giúp bạn khám phá ra tính liên tục và phương hướng của cuộc đời mình, từ đó có thể chấp nhận bản thân ở hiện tại.
Đối mặt với bản thân và thế giới khách quan mỗi ngày sẽ giúp bạn có thể phát hiện ra những tiêu chuẩn kìm hãm bạn trong quá khứ dần trở nên không còn quan trọng nữa. Chuyện thật sự quan trọng là trải nghiệm của bạn ngay tại thời điểm này.
Bạn sẽ phát hiện rằng, không ngờ việc tự chấp nhận lại xảy ra một cách tự nhiên như vậy – bạn đang thật sự, hoàn toàn sống ngay trong cuộc sống của chính mình. Sau này, bạn còn có thể phát hiện, trong trạng thái này, bạn sẽ trở nên đáng yêu hơn, có nhiều khả năng yêu thương chính mình hơn và không còn trách móc, ghét bỏ hay phủ định bản thân nữa.
Doanh nghiệp và Tiếp thị