MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Yếu tố nào khiến thị trường năng lượng sợ hãi sau quyết định mới nhất của tòa án Nga?

08-07-2022 - 20:43 PM | Tài chính quốc tế

Yếu tố nào khiến thị trường năng lượng sợ hãi sau quyết định mới nhất của tòa án Nga?

Tòa án Nga ra quyết định ngừng vận chuyển dầu từ cảng CPC, cảng trên biển Đen có công suất xử lý khoảng 30 triệu thùng dầu thô trong đó chủ yếu dầu Kazakh mỗi tháng.

Tòa án của Nga mới đây đã yêu cầu ngừng vận chuyển dầu từ một cảng trên khu vực Biển Đen, quyết định này không khỏi khiến cho các nhà kinh doanh dầu tại châu Âu sợ hãi bởi nguồn cung trên thị trường vốn đã vô cùng hạn chế trong nhiều năm trở lại đây, giá các loại dầu vì thế tăng mạnh, theo nội dung bài đăng mới đây trên Bloomberg.

Vào ngày thứ Ba, tòa án Nga ra quyết định ngừng vận chuyển dầu từ cảng CPC, cảng trên biển Đen có công suất xử lý khoảng 30 triệu thùng dầu thô trong đó chủ yếu dầu Kazakh mỗi tháng. Tòa án khẳng định việc dừng lại này có nguyên nhân trực tiếp bởi cảng đã vi phạm quy định ngăn tràn dầu.

Nếu quyết định cuối cùng được áp dụng, việc ngừng cung cấp dầu này sẽ gây ra một cú sốc mới với thị trường dầu châu Âu vốn đã quá hao hụt nguồn cung do những bất ổn tại Libya và từ nhiều khu vực khác. Giờ đây, khu vực cảng hiện vẫn đang vận hành bình thường.

Dầu Azeri Light, loại dầu phổ biến với các doanh nghiệp lọc dầu châu Âu bởi hàm lượng sulfur thấp, đã tăng giá lên chênh hơn 10USD/thùng so với dầu Brent.

Việc ngừng trung chuyển dầu tại cảng CPC hiện vẫn chưa bắt đầu và cơ quan quản lý cảng Caspian Pipeline Consortium đã đề nghị tòa án khu vực trì hoãn quyết định này bởi cho rằng việc ngừng lại bất ngờ sẽ gây ra nhiều hậu quả vĩnh viễn.

Các nhà lọc dầu châu Âu hiện đang "tránh xa" dầu Ural của Nga sau khi Nga leo thang căng thẳng với Ukraine, thay vào đó họ tập trung vào những nguồn cung dầu khác.

Tuy nhiên Azerbaijan, Kazakhstan, Libya, Biển Bắc và Tây Phi – tất cả những nước cung dầu cho châu Âu, đều chứng kiến tình trạng xuất khẩu dầu suy giảm ước tính khoảng 1,04 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 6/2022, theo số liệu của Bloomberg.

Xuất khẩu dầu của Libya hiện đã chỉ còn bằng khoảng 30% so với ngưỡng của năm ngoái trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tệ hại hơn. Nếu tòa án Nga nhất quyết duy trì phán quyết mới nhất, châu Âu sẽ mất đi nguồn cung dầu ước tính 1 triệu thùng dầu/ngày.

Nhiều nhà kinh doanh dầu trong khu vực đã thể hiện quan điểm lo lắng về khả năng hoạt động sản xuất dầu bị đóng cửa, giá dầu giao ngay sẽ còn tăng hơn nữa bởi nhu cầu tìm lựa chọn thay thế tăng lên. Nhiều doanh nghiệp lọc dầu đã mua sản phẩm qua CPC giao vào tháng 8/2022 cho biết họ vô cùng lo lắng về khả năng giao hàng bị chậm.

Khối lượng dầu qua cảng CPC hiện ước tính khoảng 1,24 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 7/2022, thấp hơn một chút so với ngưỡng 1,4 đến 1,5 triệu thùng dầu/ngày trong quý 1/2022 chủ yếu do hoạt động bảo trì tại mỏ dầu Kashagan ở Kazakhstan.

Mỹ và các nước đồng minh đang cố gắng trừng phạt Moscow trên thị trường năng lượng bởi để đẩy cao căng thẳng Nga – Ukraine, chính vì vậy nhiều người không khỏi đồn đoán quyết định mới nhất của tòa án Nga có ảnh hưởng của yếu tố chính trị.

Vào cuối tháng 3/2022, CPC đã phải đóng cửa vài lần để sửa chữa do những ảnh hưởng của thời tiết xấu.

Bất chấp nhiều yếu tố bất lợi, CPC vẫn cố gắng duy trì được xuất khẩu đúng với kế hoạch ban đầu.

Tuy nhiên, hiện cũng có những lo ngại về khả năng giá dầu sẽ sụt giảm. Những nỗi lo về suy thoái kinh tế đang kéo giá dầu sụt giảm, và nếu nỗi sợ trở thành sự thật, trong năm nay giá dầu có thể về mức 65USD/thùng, theo tính toán của Citigroup.

Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citigroup, ông Ed Morse, nhận xét: "Cho đến nay, chúng ta chưa trong môi trường suy thoái kinh tế. Nền kinh tế của một số nước hiện đang chững lại nhiều hơn so với các nền kinh tế khác, thế nhưng thế giới nói chung hiện chưa suy thoái kinh tế, kịch bản này nhiều khả năng sẽ xảy ra trong năm nay, ông Morse nhấn mạnh.

Ông Morse và nhóm làm việc của ông hiện đang dự báo khả năng suy thoái kinh tế lên đến 40%, vốn được định nghĩa là 2 quý liên tiếp GDP toàn cầu sụt giảm.

Nỗi lo về khả năng kinh tế toàn cầu chững lại sẽ có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thô đã khiến cho giá dầu tương lai rơi xuống dưới 100USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Ba. Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày thứ Tư.

Những kỳ vọng vào đầu năm nay rằng việc Nga leo thang căng thẳng với Ukraine sẽ gây gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu cho đến nay chưa thực sự trở thành hiện thực.

Theo Trung Mến

Nhịp sống doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên