Yếu tố quyết định đến 87% túi tiền của bạn không phải đến từ kiến thức
Các thông tin trong sách, báo và tạp chí hay trên Internet đều có thể được tiếp cận một cách dễ dàng, không chỉ bạn và tất cả mọi người đều có thể tìm kiếm. Tuy nhiên, khi có được yếu tố này, bạn có thể tăng được tốc độ kiếm tiền của bản thân. Bởi nó quyết định đến hơn 80% sự thành công của mỗi người.
- 30-09-2022Sở hữu 2 bằng cử nhân tại Úc, quán quân Olympia mùa 7 vẫn chọn về nước, trở thành ông chủ chuỗi nhà hàng nổi tiếng
- 27-09-2022Chi gần 80 triệu đồng, nhóm bạn 4 người đi xuyên Việt trong 35 ngày để kỷ niệm 10 năm tình bạn
- 26-09-2022Bố mẹ của thần đồng tiết lộ cách giáo dục để con có IQ thuộc nhóm 2% thế giới
Các thông tin trong sách, báo và tạp chí hay trên Internet đều có thể được tiếp cận một cách dễ dàng, không chỉ bạn và tất cả mọi người đều có thể tìm kiếm. Tuy nhiên, khi có được yếu tố này, bạn có thể tăng được tốc độ kiếm tiền của bản thân. Bởi nó quyết định đến hơn 80% sự thành công của mỗi người.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Stanford đưa ra chỉ có 13% số tiền bạn kiếm đến từ kiến thức, còn 87% đến từ các mối quan hệ. Người sáng lập LinkedIn và tác giả Reid Hoffman cũng cho rằng bạn có thể dễ dàng tìm được thông tin trong sách, báo và tạp chí hay các công cụ tìm kiếm trực tuyến.
Và tất nhiên đây là nguồn dữ liệu chung và ai cũng có thể tiếp cận. Tuy nhiên khi có mối quan hệ tốt, bạn sẽ được tiếp cận nguồn thông tin quan trọng mà không phải ai cũng có thể có được.
Sách không thể cho bạn những kinh nghiệm "xương máu" để có được thành công khi đầu tư vào một thị trường ngách. Tạp chí không giúp bạn đánh giá được rủi ro sau khi bước ra khỏi cánh cửa đại học và tìm kiếm công việc đầu tiên. Công cụ tìm kiếm cũng không thể cung cấp cho bạn các cơ hội đột phá.
Chính vì vậy, ông vua ngành thép Andrew Carnegie cũng từng đưa ra quan điểm tương tự "15% lý do thành công trong sự nghiệp của một người đến từ kiến thức chuyên môn của họ. 85% là do các mối quan hệ tốt giữa các cá nhân và kỹ năng sống".
Vậy làm thế nào để mở rộng mối quan hệ của mình?
1. Sử dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè
Không chỉ Facebook, ngày nay, bạn có thể sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau nhau như Instagram, Zalo, Twitter... để kết nối bạn bè. Tiến sĩ John Cacioppo của Đại học bang Ohio cho biết càng sử dụng mạng xã hội bạn sẽ càng cảm thấy cô đơn.
Nhưng mặt khác những nền tảng này là công cụ để để mọi người kết nối gần nhau hơn và có thể tăng "vốn xã hội' nếu biết cách.
2. Bước ra khỏi vùng an toàn và gặp gỡ những người ở các lĩnh vực khác nhau
Trong cuốn sách Personal Networking Bankbook của Hiroshi Nishida đã chỉ ra mọi người không thể mở rộng mối quan hệ của mình vì "chúng ta luôn suy nghĩ về việc được - mất, vì vậy chỉ có thể duy trì mối quan hệ với những người trong cùng nhóm ngành".
Họ lo ngại các giá trị cá nhân của mình sẽ bị tổn hại trong những mối quan hệ mới với những người xa lạ. Vì thế họ thu mình vào vòng xã giao chật hẹp với những người thân thiết nhất. Do đó, cách để vượt qua chướng ngại tâm lý này là bạn cần tự nhắc nhở bản thân về những giá trị của mình, những điều khiến bạn tự hào và cảm thấy mình có ích.
Trên thực tế, chính những người xa lạ ngoài vòng kết nối thông thường của bạn mới là những người có khả năng cho bạn những lời khuyên xác đáng, khách quan nhất để phát triển bản thân. Do đó, bạn không nên e dè khi tìm kiếm sự giúp đỡ hay tư vấn từ họ.
3. Sắp xếp danh thiếp để xây dựng mạng lưới mối quan hệ
Khi đến dự một hội nghị hay cuộc họp, mọi người thường chào hỏi nhau và trao đổi danh thiếp. Thực tế, nhiều người sau khi nhận được danh thiếp thường bỏ qua chúng và không bao giờ đọc lại.
Song những danh thiếp này chính là tài nguyên bạn có thể khai thác. Hãy sắp xếp thông tin liên quan của họ vào Excel, khi có việc gì cần hỗ trợ, bạn có thể dựa theo những thông tin liên quan của để biết mình cần liên hệ đến ai.
Hoặc bạn có thể sử dụng công thức thiết lập mối quan hệ của cựu Tổng thống Bill Clinton. Trước khi đi ngủ buổi tối, ông thường ghi lại thông tin người đã liên lạc trong ngày hôm đó, gồm thời gian, địa điểm, nội dung cuộc trò chuyện và thông tin liên quan. Theo thời gian, ông có cho mình một "cơ sở dữ liệu mạng lưới quan hệ" có thể dùng khi cần thiết.
4. Hãy để ngỏ cơ hội hợp tác trong tương lai
Thông thường sau khi giúp đỡ và được cảm ơn, bạn thường chỉ đáp lại đơn giản như "Không có gì". Ngược lại khi bạn được ai đó giúp đỡ, bạn cũng chỉ đáp lại bằng lời cảm ơn. Thực tế bạn đang lãng phí cơ hội để làm bền chặt hơn các mối quan hệ. Thay vào đó, hãy tự mở ra những cơ hội để gắn kết trong tương lai.
Bạn có thể đề nghị họ liên lạc với bạn trong tương lai nếu cần giúp đỡ, bày tỏ mong muốn được làm việc với họ lần sau, hoặc bỏ ngỏ rằng bạn hi vọng họ sẽ giúp bạn nếu có lần tới. Đây là những cách giúp củng cố mối quan hệ và ngầm ý bày tỏ rằng bạn muốn duy trì mối quan hệ với họ trong tương lai thay vì chìm vào quên lãng. Cách bỏ ngỏ như thế này cũng giúp bạn đỡ ngại ngùng hơn khi đôi bên tái hợp tác trong tương lai.
5. Xây dựng các mối quan hệ thông qua sự chân thành
Nhà văn Ben Casnocha đã chỉ ra rằng những người giỏi mở rộng mạng lưới quan hệ của mình sẽ có được nhiều thời gian và tiền bạc hơn người bình thường. Và họ cũng là những người biết tận dụng mọi cơ hội để xây dựng các mối quan hệ khi có thể. Hãy thể hiện sự chân thành của mình trong một mối quan hệ bằng những hành đồng hữu hình như đơn giản là mời họ một ly cà phê.
Việc thiết lập mạng lưới giữa các cá nhân có thể được coi là một hình thức "đầu tư dài hạn" đòi hỏi sự nỗ lực và chân thành, dựa trên quan điểm giúp đỡ lẫn nhau.
Theo Business Times
Phụ nữ Việt Nam