MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 mình chăm sóc mẹ kế suốt 5 năm, đến khi bà qua đời, tôi nhận được đúng 1 lá thư mà thấy có lỗi

19-04-2024 - 18:14 PM | Sống

10 năm chăm sóc người mẹ kế, lá thư bà để lại trước khi lâm chung đã giúp tôi hiểu ra nhiều điều.

Tôi ngồi trong phòng của mẹ kế, trên tay cầm lá thư đã ố vàng. Đây là di vật duy nhất bà để lại cho tôi trước khi qua đời. Bức thư với những dòng chữ run rẩy đã giải đáp tất cả những nghi ngờ trước đây của tôi về bà cụ.

20 năm trước, cha tôi qua đời, để lại một mình tôi và mẹ kế đã gần 60 tuổi. Mặc dù chúng tôi không cùng huyết thống. Không ai bắt ép bà phải có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng tôi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó bà vẫn đề nghị sẽ tiếp tục ở lại chăm sóc tôi cho đến Qkhi học hết đại học.

Sau cú sốc mất cha, tôi tỏ thái độ phản kháng và nghi ngờ về mẹ kế. Tuy nhiên bà vẫn âm thầm nấu những món tôi thích, giặt giũ quần áo và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày. Giữa tôi và mẹ kế rất ít có những giao tiếp. Thậm chí, chúng tôi không nói với nhau 1 lời nào trong nhiều ngày liền.

Tôi thường tự hỏi tại sao bà vẫn ở đây chăm sóc tôi mỗi ngày. Đó có phải là vì khối tài sản bố tôi để lại hay vì tình thương và trách nhiệm.

Thời gian trôi qua, tôi dần quen với sự có mặt của mẹ kế. Dù không giao tiếp nhiều nhưng bà vẫn xuất hiện khi tôi cần. Có lần vì buồn bã chuyện ở công ty, tôi đã không chào mẹ khi về đến nhà. Ngay lúc đó, mẹ kế không nói gì mà chỉ lặng lẽ mang 1 tách trà nóng đặt lên bàn của tôi và đóng cửa lại. Lúc đó, tôi thực sự cảm nhận được sự quan tâm ấm áp mà trước nay chưa từng có.

Dẫu vậy, tôi vẫn có tâm lý đề phòng mẹ kế. Tôi tự nhủ sau này khi bà cụ già yếu, tôi sẽ chỉ làm tròn trách nhiệm cấp dưỡng, ngoài ra sẽ không để tài sản gia đình rơi vào tay người này.

Cứ thế 10 năm trôi qua kể từ ngày cha tôi qua đời, sức khỏe của mẹ kế ngày một yếu đi. Tuy nhiên, bà cụ vẫn kiên trì chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp phòng cho tôi mỗi ngày. Thỉnh thoảng, tôi lại thấy bà cụ ngồi thẫn thờ trước cửa sổ với ánh mặt thấy rõ sự cô đơn và nỗi buồn khó tả.

Cho đến đầu năm 2019, mẹ kế đột nhiên lâm bệnh. Một mình tôi lo toan hết tiền viện phí và chăm sóc bà cụ. May mắn sau cơn nguy kịch đó, mẹ kế tiếp tục sống được khoảng 5 năm. Trong suốt thời gian đó, một mình tôi là người chăm sóc bà cụ.

1 mình chăm sóc mẹ kế suốt 5 năm, đến khi bà qua đời, tôi nhận được đúng 1 lá thư mà thấy có lỗi - Ảnh 1.

Ánh minh họa

Ở thời điểm đó, tôi không suy nghĩ nhiều. Chỉ đơn giản cho rằng trước đây mẹ kế chăm sóc mình. Giờ mình cần phải có trách nhiệm ngược lại.

Sau 1 thời gian chữa trị, đến đầu năm nay, sức khỏe của bà cụ yếu dần. Đêm trước ngày qua đời, bà cụ gọi tôi đến bên giường bệnh và đưa kèm 1 lá thư. Trên tay cầm lá thư và nhìn khuôn mặt buồn rầu của mẹ kế, tôi tự trách bản thân chưa thực sự quan tâm bà cụ đúng cách.

Sau khi lo hết mọi chuyện cho bà cụ, tôi mới bình tâm để mở bức thư ra xem. Chữ viết trên lá thư có phần run rẩy nhưng mỗi dòng đều chứa đựng những tình cảm mà bà cụ dành cho tôi.

Trong thư, mẹ kế viết rằng bà ở lại chăm sóc tôi không phải vì muốn thừa kế tài sản. Chỉ đơn giản, bà muốn bù đắp tình cảm, quan tâm và lo lắng cho tôi. Mẹ kế biết tôi có những nghi ngờ và phản kháng nhưng bà không quan tâm. Điều duy nhất bà ấy mong cầu là thấy tôi được hạnh phúc.

Trong lá thư, mẹ kế cũng kể lại những việc bà cụ vẫn làm hàng ngày cho tôi. Nhưng có lẽ tôi coi đó là việc đương nhiên nên không chút để ý. Mỗi ngày, bà đều dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho tôi. Phòng của tôi luôn được dọn sạch sẽ. Cứ mỗi năm đến sinh nhật, tôi đều nhận được một món quà nhưng không ghi tên người nhận. Đó chính là do mẹ kế chuẩn bị. Và vô vàn những công việc nhỏ khác mà bà cụ đã âm thầm làm suốt những năm tháng qua mà tôi không chút để ý.

Đọc xong lá thư, tôi đã khóc nấc lên như một đứa trẻ nhưng trong lòng cảm thấy ấm áp. Song bản thân tôi tự cảm thấy xấu hổ vì sự hẹp hòi và ích kỷ của bản thân đồng thời vô cùng ngưỡng mộ sự vị tha và cao cả của mẹ kế. Tôi tự trách bản thân mà trong suốt thời gian qua đã dùng tiền bạc, vật chất để đo lường công lao của mẹ kế mà gạt đi thứ tình cảm thiêng liêng mà bà cụ dành cho mình.

Bài viết trên là dòng tâm sự của chị Khương Hạ (Bắc Kinh, Trung Quốc) được chia sẻ trên nền tảng Toutiao. 

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên