1 việc khiến con người càng sống càng khổ, nhiều người không nhận ra nên không thể tìm thấy lối thoát cho bản thân
Điều gì khiến bạn cảm thấy khổ sở trong cuộc sống? Nếu nhận ra được, hẳn là bạn sẽ biết mình phải làm gì để thoát ra.
- 26-11-2020"Cô bé bóng rổ" bị cắt bỏ toàn bộ phần thân dưới khiến hàng triệu người quặn lòng năm xưa giờ sống thế nào?
- 26-11-2020Áp dụng lý thuyết quản trị Kaizen của người Nhật vào cách xử lý "dứt điểm" một vấn đề: 5 lần hỏi tại sao đổi lấy 1 phương pháp hiệu quả
- 26-11-2020Cách xử lý "quân phiệt" khi học sinh đi toilet không bỏ giày đúng chỗ và triết lý giáo dục "yêu thương cần tàn nhẫn" ở 1 ngôi trường tại Hà Nội
Sự tai hại của việc không nỡ buông bỏ
Trong bộ phim "Ngọa Hổ Tàng Long" có một câu thoại: "Khi bạn ôm chặt đôi tay của mình, phía bên trong đôi tay ấy sẽ chẳng có gì; nhưng khi bạn mở rộng vòng tay ấy, cả thế giới sẽ nằm trong tay bạn".
Nhiều khi, điều khiến con người ta trở nên mệt mỏi, khổ sở chính bởi vì thứ mình mong muốn, thứ mình không nỡ bỏ quá nhiều. Điều nên bỏ thì không nỡ bỏ, cái nên thôi cố chấp lại cứ mãi kiên trì. Cứ thế lâu dần, bản thân mệt mỏi mà tâm cũng mệt mỏi.
Trong cuốn tiểu thuyết "Một người cần bao nhiêu ruộng đất" của Lev.N.Tolstoy, ông đã kể một câu truyện như thế này:
Có anh nông dân tên Parhom tuy đủ ăn đủ mặc nhưng lại suốt ngày buồn phiền vì việc mình phải thuê ruộng để trồng trọt, anh ta mong muốn mình có thể có ruộng đất của riêng mình.
Rồi trong dịp may nọ, Parhom cuối cùng cũng có được mảnh ruộng của riêng mình, tài sản trong nhà cũng không ngừng tăng lên, cuộc sống cũng trở nên sung túc hơn. Nhưng với một Parhom lòng tham không đáy, anh ta mong muốn có được nhiều đất đai hơn nữa.
Dưới sự thôi thúc của mong muốn ấy, ước mơ có được càng nhiều ruộng đất trong tay hơn nữa, Parhom đã kiên quyết không chút do dự mang theo người tôi tớ lên đường đi xa để hiện thực hóa khát khao của bản thân.
Cuối cùng, trong một lần khi đang tham lam đo đạc đất đai, Parhom đã thổ huyết mà chết. Sau khi anh ta chết, người tôi tớ của anh ta nhận ra, mảnh đất cuối cùng mà Parhom muốn, ấy chính là khoảnh đất chỉ dài có 6 feet (1,8 mét).
Khi mong muốn quá nhiều, muốn ôm chặt mọi thứ về mình, con người sẽ nảy sinh tâm lý không nỡ buông bỏ đi bất cứ thứ gì, kết quả cái gì cũng không có được, ngược lại còn mất đi cả tính mạng.
Cổ nhân có câu: Bỏ đi và đạt được, có bỏ đi thì mới có đạt được. Người có trí tuệ thật sự, có thể bỏ, mà cũng dám bỏ
Lí Bạch dám bỏ đi phú quý, chỉ giữ lại cốt cách cứng cỏi "Không khom lưng cúi đầu thờ bọn quyền quý, khiến con người ta không sao mở mày mở mặt".
Hay như Việt Vương Câu Tiễn dám bỏ đi tôn nghiêm nhất thời, đổi lấy thời cơ phục quốc xây bá nghiệp, rửa sạch nỗi nhục sau này.
Như Tiền Trọng Thư bỏ qua nhiều lần phỏng vấn, để đổi cho mình sự thanh tịnh, an tâm sáng tác.
Bỏ đi những buổi xã giao tiệc tùng không cần thiết, mới có thể có những phút giây cận kề bên gia đình; bỏ đi những ham muốn quá mức, mới có thể có được một cuộc sống vui vè giản đơn.
Bỏ đi cái nhỏ đạt được cái nhỏ, bỏ đi cái lớn thì đạt được cái lớn, không bỏ đi thì cũng không có thêm được gì, càng bỏ đi nhiều thì mới có thêm nhiều thứ khác xuất hiện và đến với mình.
Hiểu được thế nào là được mất, kiên trì cái nên kiên trì, bỏ đi những điều nên bỏ, như thế mới có thể nhẹ nhàng vui vẻ sống trong xã hội nặng nề về vất chất như hiện tại.
Buông bỏ và đạt được là một dạng lĩnh ngộ, là rộng lượng, là trí tuệ cũng chính là một cảnh giới của con người.
Có những người u mê, sống trong sự dằn vặt suốt đời vì cố chấp, nhất định không buông tha cho mình chỉ vì ôm khư khư quá khứ đau thương hoặc sai lầm của người khác. Không thể buông bỏ cả những điều tồi tệ, làm sao còn chỗ để cho những năng lượng tích cực lan tỏa trong tâm hồn?
Vậy nên mới nói, biết buông bỏ chính là rộng lượng, không chỉ rộng lượng với người khác mà còn là rộng lượng và tử tế với chính bản thân mình.
Buông bỏ cố chấp, bạn sẽ trở nên cân bằng, khoan dung và an nhiên. Khi đó, bạn có thể thấu hiểu và thông cảm cho mọi người, vật, việc xung quanh, thậm chí là cả những việc mình chưa từng trải nghiệm.
Đời người là cả một hành trình chứ không phải là điểm kết thúc. Hãy luôn trong tâm thái sẵn sàng, duy trì một lối suy nghĩ nhận thức tích cực hơn, khách quan và sâu sắc hơn để sống hết mình.
Trí thức trẻ