10 khoản trợ cấp BHXH tăng khi áp dụng lương cơ sở mới
Từ ngày 1-7-2024, lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng được nhiều người quan tâm. Theo đó, nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội có công thức tính dựa trên lương cơ sở cũng tăng theo.
- 24-06-2024Tỉnh thu du lịch 15.500 tỷ/năm muốn lên thành phố trung ương, trở thành "ngôi sao" Đông Nam Á trong 1 ngành
- 24-06-2024Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Rà soát để tháo gỡ vướng mắc quy hoạch bauxite ở Tây Nguyên
- 24-06-2024Trầm trồ về thị xã thu ngân sách gần bằng 11 tỉnh cộng lại, 'hóa rồng' nhờ cảng biển lọt top 7 thế giới
1. Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau
Khoản 1 Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ này bao gồm cả ngày lễ, Tết và nghỉ hàng tuần.
Người lao động khi nghỉ dưỡng sức không được doanh nghiệp trả nhưng sẽ được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau năm 2024 như như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1-7-2024 |
30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày | 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày |
2. Trợ cấp 1 lần khi sinh con
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Trợ cấp một lần khi sinh con được tính với công thức:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Như vậy, trợ cấp một lần khi sinh con năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1-7-2024 |
2 x 1.800.000 = 3.600.000 đồng | 2 x 2.340.000 = 4.680.000 đồng |
3. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Nếu có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản, người lao động không được doanh nghiệp trả lương nhưng được cơ quan BHXH thanh toán tiền chế độ trợ cấp BHXH.
Và trợ cấp này được tính theo công thức: Mức trợ cấp dưỡng sức sau thai sản/ngày = 30% x Mức lương cơ sở.
Như vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản của người lao động năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1.-7-2023 |
30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày | 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày |
4. Trợ cấp mai táng
Điều 66 Luật BHXH năm 2014, thân nhân sẽ được trợ cấp mai táng khi người lao động chết thuộc một trong các trường hợp: Đang tham gia BHXH, đang bảo lưu quá trình đóng BHXH, đang hưởng lương hưu, đang hưởng trợ cấp cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hay chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở
Trợ cấp mai táng năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1-7-2024 |
10 x 1.800.000 = 18.000.000 đồng/ngày | 10 x 2.340.000 = 23.400.000 đồng/ngày |
5. Trợ cấp tuất hằng tháng
Căn cứ theo Điều 68 Luật BHXH năm 2014 thì mức trợ cấp tuất hằng tháng chi trả cho thân nhân người lao động như sau:
Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng
Trợ cấp tuất hằng tháng = 70% x Mức lương cơ sở
Trường hợp còn lại
Trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x Mức lương cơ sở
Mức trợ cấp tuất hằng tháng năm 2024 như sau:
Trường hợp | Trước 1-7-2024 | Sau 1-7-2024 |
Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng | 70% x 1.800.000 = 1.260.000 đồng | 70% x 2,340,000 = 1.638.000 đồng |
Trường hợp còn lại | 50% x 1.800.000 = 900.000 đồng | 50% x 2.340.000 = 1.170.000 đồng |
6. Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
…
Như vậy, công thức tính trợ cấp một lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | 5 x 1.800.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x 1.800.000 |
Sau 1-7-2024 | 5 x 2.340.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x 2.340.000 |
7. Trợ cấp hằng tháng khi bị suy giảm khả năng lao động
Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì:
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
…
Như vậy, một phần khoản trợ cấp được tính theo mức độ suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả.
Trong năm 2024 khoản trợ cấp này được tính theo công thức sau:
Trước 1-7-2024 | Trợ cấp/tháng = 30% x 1.800.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x 1.800.000 |
Sau 1-7-2024 | Trợ cấp/tháng = 30% x 2.340.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x 2.340.000 |
8. Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Như vậy, trợ cấp phục vụ/tháng năm 2024 như sau:
Trợ cấp phục vụ/tháng = Mức lương cơ sở
Trước 1-7-2024 | Trợ cấp phục vụ/tháng = 1.800.000 đồng |
Sau 1-7-2024 | Trợ cấp phục vụ/tháng = 2.340.000 đồng |
9. Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân sẽ được thanh toán trợ cấp 1 lần:
Trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở
Do đó, mức trợ cấp này năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1-7-2024 |
36 x 1.800.000 = 64.800.000 đồng | 36 x 2.340.000 = 84.240.000 đồng |
10. Mức dưỡng sức sau điều trị
Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà trong thời gian 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị/ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Theo đó, mức dưỡng sức sau điều trị năm 2024 như sau:
Trước 1-7-2024 | Từ 1-7-2024 |
30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày | 30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày |
Trên đây là những thông tin liên quan đến trợ cấp bảo hiểm xã hội năm 2024 khi tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2024.
Người lao động