10 mẹo giúp người bận rộn có thể học nhanh ngoại ngữ
Đây là kinh nghiệm được đúc rút từ Matthew Youlden - anh chàng nói thông thạo 9 thứ tiếng và học xong tiếng Hy Lạp từ năm 8 tuổi.
- 05-07-2016Không thể tập trung khi làm việc, hãy cất ngay điện thoại di dộng
- 05-07-20165 cách yêu thương bản thân giúp phụ nữ thành công và hạnh phúc
- 05-07-2016Đi bộ 2 phút mỗi giờ làm giảm nguy cơ chết sớm: Đừng ngồi lỳ trong văn phòng!
- 05-07-2016Quần đùi, dép tông biến quý ông thành "thảm hoạ" thời trang chốn công sở
- 05-07-2016Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú ở tuổi 31 nhờ thói quen sống chủ động
- 04-07-2016Đẹp trai, giàu có, tỷ phú trước tuổi 30: 4 anh chàng "con nhà người ta" đây rồi
- 04-07-2016Thuận tay trái có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập
- 04-07-2016Dấu hiệu nhận biết sếp tuyệt vời hay tồi tệ
Thành thạo nhiều ngôn ngữ là một trong những điểm cộng của bạn trong mắt người tuyển dụng. Ngay cả khi đã đi làm ổn định, việc sử dụng được thứ tiếng thứ 2, 3 vẫn là đích đến của nhiều người bởi sự thuận tiện trong công việc . Tuy nhiên, họ gặp nhiều khó khăn khi đã quá tuổi ngồi trên ghế nhà trường và rất bận rộn. Đừng bỏ cuộc, hãy thử 10 mẹo nhỏ sau để cải thiện tình hình:
Xác định mục tiêu phấn đấu
Điều này nghe có quá vẻ hiển nhiên nhưng nếu bạn không có một lý do cụ thể để phấn đấu học, rất khó tích luỹ được ngôn ngữ thứ hai. Bạn phải hiểu, việc có thể gây ấn tượng với mọi người bằng một vài câu tiếng Pháp khác với khi nói chuyện với người dân Paris bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Vì thế, bạn luôn phải có mục tiêu để cố gắng mỗi ngày.
Tìm người học cùng
Matthew - anh chàng nói thành thạo 9 thứ tiếng - đã cùng anh trai là Micheal học được rất nhiều ngôn ngữ. Họ học xong tiếng Hy Lạp khi mới 8 tuổi. Điều đặc biệt, cặp song sinh tăng cường khả năng ngôn ngữ bằng sự cạnh tranh lẫn nhau. “Tôi nghĩ đây thực sự là phương thức học tuyệt vời. Bạn có người để giao tiếp cùng, đó mới chính là mục đích của việc học ngôn ngữ”, Matthew chia sẻ.
Hãy tìm một đồng nghiệp, người bạn thân thiết, có cùng chí hướng để rèn luyện và học thêm ngôn ngữ mới.
Tự nói với bản thân
Khi không có người để trao đổi, bạn nên tự nói chuyện với chính mình. Đừng ngại, bởi điều này giúp bạn nhớ từ, cụm từ mới và xây dựng sự tự tin khi giao tiếp với mọi người.
Giao tiếp với mọi người
Trò chuyện với mọi người thường xuyên giúp bạn không bị lạc lối trong từng chồng sách vở. Thói quen này cũng giúp bạn điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp với bản thân.
Tìm niềm vui trong việc học
Sử dụng ngôn ngữ mới một cách sáng tạo, biến chúng thành niềm vui và sự đam mê sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công. Matthew và Micheal đã luyện tập tiếng Hy Lạp bằng cách viết và thu âm bài hát. Bạn hãy nghĩ ra những cách học vui cho bản thân như viết thơ, vẽ truyện tranh hay thu âm những bản radio với bạn bè.
Học tập như một đứa trẻ
Một nghiên cứu đã chỉ ra, quan điểm trẻ em có khả năng học hỏi hơn người lớn là một sai lầm. Chìa khoá để tiếp thu nhanh không nằm ở tuổi tác, mà đơn giản là thái độ học của con trẻ như sự thích thú của chúng với ngôn ngữ hay không ngần ngại phạm lỗi. Bởi chúng ta luôn học được nhiều điều sau mỗi lần mắc lỗi.
Khi còn bé, mọi người xung quanh đều nghĩ chúng ta phạm lỗi là chuyện đương nhiên, nhưng khi lớn lên, lỗi lầm trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Hãy quên hết những thứ mặc cảm tự ti của người lớn đi để bắt đầu học từ những điều nhỏ nhất.
Bước ra khỏi sự hiểu biết của bạn
Sẵn sàng mắc lỗi cũng có nghĩa là bạn phải chuẩn bị cho những tình huống xấu trước mắt. Điều này có thể gây nhiều khó khăn nhưng đây là con đường đúng đắn để dẫn tới thành công. Dù học nhiều đến đâu, bạn cũng sẽ không thể dùng được ngôn ngữ nếu không tự mình trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm: hãy nói chuyện với người lạ bằng ngôn ngữ bạn đang học, hỏi đường, gọi món hay thử kể một chuyện cười.
Càng làm những chuyện tưởng chừng xấu hổ như vậy, tầm hiểu biết sẽ càng mở rộng và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn kể cả trong những tình huống lạ.
Lắng nghe
Bạn phải học cách lắng nghe trước khi có thể trò chuyện. Lúc đầu mọi ngôn ngữ đều có vẻ lạ lẫm nhưng khi bạn tiếp xúc nhiều hơn, lắng nghe và nói, thứ tiếng đó sẽ trở nên quen thuộc và dễ học hơn nhiều.
"Chúng ta có thể phát âm được mọi âm thanh, chỉ là lúc đầu ta chưa quen với nó. Ví dụ như tiếng Anh không hề có chữ r uốn lưỡi, nhưng khi học tiếng Tây Ban Nha có những từ có chữ r phát âm rất nặng. Đối với tôi, cách tốt nhất để thành thạo chính là nghe thật nhiều, thật chăm chú và cố gắng hình dung ra nó được phát âm như thế nào" - Matthew chia sẻ.
Xem người khác nói
Mỗi ngôn ngữ lại có cách sử dụng môi, lưỡi, họng khác nhau. Phát âm cần đến sự vận dụng cả trí não và các bộ phận cơ thể. Nếu bạn không có cơ hội quan sát người bản ngữ trực tiếp, có thể chọn các bộ phim hay chương trình TV bằng ngôn ngữ đó để thay thế.
"Có một cách học có thể hơi lạ, đó là nhìn vào người khác khi họ đang nói từ có âm mình muốn học, và cố gắng nhại lại âm đó, càng giống càng tốt. Tin tôi đi, lúc đầu có thể khá khó khăn, nhưng bạn sẽ thành công thôi. Bởi thực tế là việc học khá dễ dàng, chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập thật nhiều" - Matthew tiết lộ thêm.
Lao vào học tập
Sau khi đã quyết tâm thì phải học như thế nào? Matthew cho rằng, phương pháp học tập đúng đắn là cách tiếp cận trên mọi góc độ: dù bạn có học bằng cách nào, điều quan trọng là bạn phải luyện tập nó mỗi ngày.
Hãy nhớ, kết quả tốt nhất khi nói là có người đáp lại lời bạn. Dù chỉ là một cuộc đối thoại đơn giản cũng có giá trị rất lớn. Những cột mốc như thế giúp bạn hứng khởi và giữ được quyết tâm luyện tập lâu dài hơn. Đừng lo, bạn sẽ không làm người kia khó chịu kể cả khi bạn nói kém hơn họ.