10 năm qua môi trường kinh doanh Việt Nam thay đổi như thế nào?
Trong 10 năm qua (giai đoạn 2006-2016), chỉ số PCI trung vị (đại diện chung của Việt Nam) đã có những biến động rất lớn. Năm 2016 là năm thứ 3 liên tiếp điểm số PCI của tỉnh trung vị chỉ xoay quanh mốc 58 điểm, thậm chí còn giảm nhẹ.
- 31-12-2016Cải thiện môi trường kinh doanh ngay từ tư duy của cán bộ, công chức
- 17-11-2016Thủ tướng nêu giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh
- 10-11-2016Môi trường kinh doanh Việt Nam cải thiện đáng kể
Tình trạng “dậm chân tại chỗ” này chủ yếu xảy ra ở các tỉnh nhóm trên (nửa trên của bảng xếp hạng tính từ tỉnh trung vị 58,20 điểm). Trừ Đà Nẵng và một vài tỉnh tiếp tục có xu hướng thay đổi tích cực, các tỉnh “ngôi sao” của bảng xếp hạng lặp lại xu hướng đáng quan ngại: Cải cách tới ngưỡng và thiếu sự bứt phá mạnh mẽ
Từ năm 2006 tới nay, Gia nhập thị trường là chỉ số được cải thiện rõ rệt và bền vững nhất. Hai chỉ số có xu hướng phục hồi và tăng dần đều là Tính năng động và Đào tạo lao động. Tính minh bạch, Chi phí không chính thức và Cạnh tranh bình đẳng bắt đầu có tín hiệu tăng nhẹ trong 3 năm trở lại đây. Cuối cùng, ba chỉ số có chiều hướng sụt giảm liên tục qua thời gian gồm Tiếp cận đất đai, Chi phí thời gian và Thiết chế pháp lý.
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xây dựng nhằm mục đích đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Báo cáo PCI có thể xem là đại diện cho tập hợp tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp dân doanh về chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. PCI là cuộc đua liên tục và dài hơi, chính vì vậy quan sát sự thay đổi trong từng chỉ số qua thời gian cực kỳ hữu ích cho chiến lược cải cách của Việt Nam và từng địa phương.