10 phát ngôn ấn tượng về xử lý nợ xấu
Cùng điểm lại 10 phát ngôn đáng chú ý nhất của các đại biểu Quốc hội tại buổi thảo luận sáng nay (7/6) về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
- 07-06-2017Thống đốc Lê Minh Hưng: Sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu
- 07-06-2017Những ý kiến nào của đại biểu Quốc hội được tiếp thu và bổ sung vào dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu?
- 07-06-201720 phút đăng đàn của Thống đốc, nhiều số liệu về nợ xấu và vi phạm ngân hàng được công bố
- 07-06-2017Chủ tịch VietinBank: Phải xác định 90% nợ xấu là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%
Sáng nay, Quốc hội thảo luận về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
Cuối buổi sáng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã có 20 phút đăng đàn giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, Thống đốc nhấn mạnh trong dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu, Chính phủ đã bàn rất kỹ và không có quy định nào trong dự thảo có thể tạo điều kiện cho các TCTD hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phát biểu thảo luận tại hội trường, Đại biểu Nguyễn Văn Thắng đoàn Tp. Hà Nội, chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết trong số 600 ngàn tỷ đồng nợ xấu, chúng ta phải xác định 90% là tiền của dân, ngân hàng chỉ có 10%, nên việc xử lý nợ xấu cấp bách là để bảo vệ không chỉ cho hoạt động tổ chức tín dụng mà là bảo vệ cho người dân, những người đang gửi tiền trong hệ thống TCTD.
Làm sao để đưa 600 ngàn tỷ này quay trở lại để phục vụ tăng trưởng kinh tế khi mà nguồn lực còn hạn chế. Chủ tịch VietinBank ví von rằng số tiền này có thể làm được nhiều việc, thậm chí có thể xây được 3 sân bay Long Thành mà Quốc hội đang bàn.
Đại biểu Đỗ Văn Sinh đoàn Quảng Trị, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhìn nhận thời gian qua, Chính phủ đã thành lập VAMC mua bán nợ xấu của các TCTD, mặc dù đã quyết liệt thực hiện nhưng VAMC mới chỉ xử lý được 14,5% còn 85,5% tồn đọng do đó thực chất chỉ là đánh bùn sang ao.
Đồng thời chỉ ra một số ngân hàng đang là con tin của các tập đoàn lớn, đây là một vấn nạn hiện nay vì vậy để phát triển hệ thống chính trị cần chung tay xử lý nợ xấu, đặc biệt không có vùng cấm cho các tổ chức, cá nhân vi phạm, thao túng gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn đại biểu Quảng Bình chỉ ra một trong số các nguyên nhân gây nên nợ xấu là ý thức của người dân trong quá trình vay vốn không thực hiện đúng mục đích vay vốn và thậm chí kinh doanh mạo hiểm, sai mục đích, mua xe sang để đi. Xã hội có câu vui là tiền thì tiền ngân hàng, người thì người trại giam nên cứ vay vốn mua xe sang để đi.
Đại biểu Đinh Duy Vượt - đoàn Gia Lai băn khoăn, tỷ lệ nợ xấu và tiềm ẩn chuyển sang nợ xấu báo cáo trước Quốc hội đã chính xác chưa, đã thực chất chưa, hay còn giấu, còn trốn ở đâu nữa không? Và cần phải mình bạch đến thời điểm 31/12/2016. Nhất định không để xảy ra trường hợp khi nghị quyết đã thông qua có phát sinh lớn, đặc biệt các ngân hàng có vốn nhà nước lớn cho vay lớn, phạm vi rộng thì nợ xấu chỉ tăng thêm 1%, nhưng giá trị tuyệt đối có thể bằng hàng chục % các ngân hàng cổ phần khác.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải đoàn Hà Giang cho rằng chẳng ai muốn nợ không xấu lại thành nợ xấu. Nợ xấu thì phải trích lập dự phòng rủi ro điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nếu nợ xấu cao còn bị kiểm soát đặc biệt, nên các TCTD sẽ không có động lực chuyển nợ để hưởng ưu đãi. Đại biểu đồng thời còn ví von “không ai muốn ốm để được uống sữa”.