100 doanh nghiệp ngành điện tử lớn nhất Việt Nam: 99 cái của ngoại, 1 của Việt Nam nhưng chót bảng
99% doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam do nước ngoài đầu tư, các vị trí quản lý cấp cao cũng do người nước ngoài nắm giữ.
- 29-09-2016"Lao động Việt Nam không thua kém, thậm chí còn hơn nhân sự nước ngoài"
- 28-09-2016Tăng mức đóng BHXH: 371.000 người lao động có nguy cơ mất việc?
- 27-09-2016Tết Nguyên đán 2017 người lao động được nghỉ hẳn 10 ngày, nhiều hơn mọi năm!
- 24-09-2016Tăng tuổi nghỉ hưu để sử dụng hiệu quả lực lượng lao động?
Đây là số liệu vừa được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố. Theo đó, ILO cho biết số lượng việc làm trong ngành điện tử tăng nhanh với tổng lao động đạt 327.000 người vào năm 2013. Và từ đó đến nay, lượng lao động này đã liên tục tăng nhanh qua từng năm.
ILO cũng nêu ra một thực tế: 99/100 doanh nghiệp lớn nhất là doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam duy nhất lọt top là doanh nghiệp nhà nước và đứng ở vị trí thứ 100.
Trong 20 doanh nghiệp lớn nhất có 11 doanh nghiệp của Nhật Bản, 4 doanh nghiệp của Hàn Quốc, 3 doanh nghiệp Đài Loan, 1 doanh nghiệp của Mỹ và 1 doanh nghiệp chưa rõ quốc gia đầu tư.
Với quy mô đầu tư lớn, số lao động của 20 doanh nghiệp này chiếm 49,4% tổng công nhân của toàn ngành (50 doanh nghiệp lớn nhất thuê tuyển 69%, tỷ lệ này là 82% nếu tính 100 doanh nghiệp lớn nhất).
Tháp cơ cấu công việc được ILO phân tích cũng cho thấy hầu như các vị trí quản lý cấp cao trong ngành đều do người nước ngoài nắm giữ.
“Mặc dù ngành điện tử là một biểu tượng cho sự hội nhập nhưng các doanh nghiệp nội địa lại gần như đứng ngoài chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có lẽ chỉ cung cấp được thùng carton, bao bì…”, ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI cảm thán.
Do vậy, ILO đã đưa ra cảnh báo Việt Nam phải “nắm bắt được công nghệ, kiến thức, nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu”.
Ngoài ra, ILO cũng lưu ý phía Việt Nam về những thách thức liên quan đến việc tuân thủ luật lao động vẫn còn tồn tại như: Vượt quá quy định 300 giờ làm thêm/năm, phân biệt đối xử về giới trong tuyển dụng, vi phạm an toàn lao động và bảo hiểm xã hội, đối thoại xã hội trong ngành vẫn còn yếu.
Trên thực tế, đây là hệ quả của các chính sách đầu tư trước đây. Theo đó, các địa phương đã “trải thảm đỏ” đón các nhà đầu tư mà không chú ý đên nhà đầu tư có trình độ như thế nào, quy định ra sao, trong khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến nguồn lao động rẻ.