11 lời khuyên giúp bạn biến mọi thất bại thành vinh quang: Đừng bao giờ khiến bản thân thua cuộc trên chính đường đua của mình!
Đời người ai cũng từng có lần thất bại và vấp ngã. Buồn tủi, chán nản và bỏ cuộc là cách mà một số người đã chọn. Nhưng đã có rất nhiều người thành công nhờ biết đứng dậy sau vấp ngã và biến đó trở thành động lực phấn đấu.
- 17-04-2018Ngừng tìm kiếm ứng cử viên hoàn hảo: Hãy tuyển dụng những người từng trải qua thất bại vì lý do sau đây
- 09-04-2018Bài học “phũ phàng” từ một startup vận chuyển: Mô hình hay, gọi vốn nhiều, nhưng không lợi nhuận thì vẫn thất bại thôi!
- 03-04-2018Đừng sợ thất bại, chỉ là thành công bị trì hoãn: Đây là cách những người nổi tiếng vượt qua cú sốc "bị từ chối"
Tất cả chúng ta đều phải đối phó với cảm giác thất bại ở một thời điểm nào đó. Thất bại là một phần của cuộc sống và chúng luôn song hành trên bước đường dẫn chúng ta đến với thành công.
Tâm lý bình thường của con người mỗi khi thất bại là chán nản, thất vọng, thậm chí là muốn từ bỏ. Nhưng, nếu chúng ta biết thay đổi cách suy nghĩ này và coi đây là một động lực để phấn đấu thì có thể gặt hái được thành công.
Dưới dây là 11 lời khuyên hữu ích bạn có thể để áp dụng cho cuộc sống và bắt đầu đối phó với những thất bại của bản thân:
1. Quy luật nỗ lực đảo ngược
Mặc dù chúng ta muốn vượt qua cái bóng của sự thất bại nhưng luôn bị những suy nghĩ tiêu cực bủa vây. Điều đó xảy ra với hầu hết mọi người - một vòng luẩn quẩn mà bạn càng nghĩ về những mâu thuẫn, cơn tức sẽ càng tăng thêm, hoặc bạn cứ chìm đắm trong nỗi buồn khi nghĩ nhiều về nó.
Cách vượt qua cái bẫy này là nhận ra nó và chấp nhận những ý nghĩ tiêu cực xảy đến với chúng ta. Khi đó, bạn mới có thể thoát khỏi "cái hố" mà bạn tự nhảy xuống và nhìn về phía trước một cách tích cực hơn. Bạn có thể không vui vẻ ngay lập tức nhưng đây là một thành công đầu tiên sau cú vấp ngã của bạn.
2. Ngừng trách móc bản thân
Thường sau khi trải qua thất bại, chúng ta có xu hướng phân tích sự việc và trách mình bằng hàng loạt câu "giá như". Tự phê bình có thể gây hại, vì vậy điều quan trọng là bạn học cách kiểm soát nó và không để cho nó làm cho bạn cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi.
Hãy để thất bại chỉ làm đau bạn một lát thôi, rồi tự rút ra bài học để trưởng thành.
3. Biến những thất bại của bạn thành điểm mạnh
Mỗi lần vấp ngã, chúng ta lại có một vết sẹo, tuy nhiên, một khi thừa nhận thất bại và học hỏi từ chúng, chúng ta sẽ tạo ra một cảm giác tò mò về chúng. Khi cảm giác tò mò được mở ra từ những vết sẹo, chúng sẽ làm chúng ta chú ý, hòa giải và biến chúng thành những điểm mạnh.
Cuối cùng, đó là vấn đề về quan điểm - bạn có thể chọn không học bất cứ điều gì từ thất bại của bạn, hoặc bạn có thể chọn để tăng cường sức mạnh của bản thân bằng cách trở nên mạnh mẽ hơn, điều này dẫn bạn đến một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Chúng ta là sản phẩm của những kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng không được để cho thất bại xác định chúng ta là ai
Chúng ta thường xuyên tránh nói về những thất bại trong quá khứ của chúng ta vì sợ rằng chúng sẽ quyết định chúng ta. Tất nhiên, điều này là không đúng, và bạn phải nhận ra rằng thất bại không phải là những gì đặc trưng miêu tả bạn - thực tế là bạn thất bại ở một cái gì đó không có nghĩa bạn là người thất bại.
Tạo ra những suy nghĩ tích cực bằng cách trả lời các câu hỏi "Tôi thích điều gì về bản thân?", "Điều gì khiến tôi trở nên đặc biệt?", Hãy nhớ rằng ngay cả khi quá khứ không phải là màu hồng như bạn mong muốn hoặc hy vọng, tương lai của bạn vẫn có thể rực rỡ.
5. Mỗi thất bại là một lá bài
Nếu nghĩ về cuộc sống như ván bài poker, chúng ta sẽ thấy rằng, giống như trong trò chơi, chúng ta không kiểm soát các lá bài đang chia. Tuy nhiên, chúng ta có quyền kiểm soát cách chúng ta chơi trò chơi và đây là trách nhiệm của chúng ta!
Khi bạn tưởng tượng thất bại của bạn như là những lá bài trong một trò chơi poker, bạn sẽ thấy mình linh hoạt hơn và ít cứng nhắc hơn, thoải mái hơn và ít khăng khăng vào một vấn đề hơn. Cách suy nghĩ này sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt và sống động, cho bạn một cái nhìn tha thứ hơn về những thất bại của chính mình.
6. Học cách mỉm cưới trước những thất bại của bạn
Đối phó với thất bại là một phần của cuộc sống và chúng ta hoàn toàn không thể thoát khỏi trải nghiệm này. Bí quyết chính là đi tìm hiểu làm thế nào để phản ứng với thất bại - là phản ứng chỉ than thở hay mỉm cười trước tất cả chúng?
Thành công tốt nhất là phát triển được một cách tiếp cận hài hước tới những thất bại này, vì vậy biến câu chuyện thất bại của bạn thành một thứ gì đó vui nhộn. Và nếu bạn chia sẻ nó thì cả bạn và những người xung quanh có thể cười vui vẻ, cảm giác thất vọng của bạn sẽ sớm thay đổi với nhiều tiếng cười xung quanh.
7. Mục tiêu là quan trọng, nhưng cuộc đời còn nhiều ý nghĩa hơn
Trong cuộc sống, chúng ta đã học cách đặt ra những mục tiêu và tham vọng mà chúng ta nhắm đến và muốn đạt, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta thất bại? Gần như tự nhiên, chúng ta trở nên thờ ơ với mục tiêu đó và trong một số trường hợp thậm chí bỏ cuộc.
Giải pháp cho vấn đề này là tiếp tục đặt mục tiêu. Một mục tiêu là một điểm đến mà chúng ta khao khát, điều mà chúng ta mong mỏi, trong khi sự thành công là tổng thể của những hành động chúng ta cần thực hiện để đạt được.
8. Hành động nhất quán tạo ra kết quả nhất quán
Thông thường, sau khi trải qua thất bại, chúng ta có xu hướng bỏ cuộc và nói rằng chúng ta cố gắng trong tương lai, nhưng chúng ta không được chìm vào suy nghĩ này, và thay vào đó, chúng ta phải kế thừa những thành công của quá khứ và rút ra sức mạnh cần thiết để giữ cố gắng. Hãy thất bại và thất bại, nhưng đồng thời biết cách thức dậy nhanh chóng, rũ bỏ những buồn phiền và tiếp tục bước đi.
Luyện tập hàng ngày quan trọng hơn nhiều so với luyện tập vào những dịp nhất định, và sự vĩ đại thực sự nằm trong sự nhất quán lâu dài - đó là cách bạn sẽ mở đường cho thành công của bạn.
9. Thất bại và sai lầm không phải là vấn đề, không lợi dụng chúng để rút ra bài học mới chính là vấn đề lớn
Xác định thất bại của bạn và nhanh chóng học hỏi từ chúng, cũng giống như nhiều người thành công đã trải qua khá nhiều thất bại và đã học hỏi và phát triển mạnh mẽ hơn với sự giúp đỡ từ chính thất bại. Bạn nên cố gắng hiểu những thất bại trong quá khứ và tự hỏi mình, "Tôi có thể học được gì từ chúng?" Tập trung vào việc rút ra kinh nghiệm thay vì "Tôi có thể làm gì tốt hơn?".
Hãy nhớ rằng, học tập là một trong những chìa khóa để thành công và bạn cần phải nhìn thấy những thất bại trong quá khứ như một phần của một quá trình lớn hơn nhiều.
10. Hành động luôn tốt hơn là không làm gì
Có khi đối mặt với một nhiệm vụ, chúng ta có xu hướng sợ thất bại, và phần lớn, chúng ta chỉ đơn giản là từ bỏ. Nỗi sợ thất bại là nguyên nhân của sự không hoạt động này, bởi vì chúng ta vẫn bị tê liệt và cuộc sống của chúng ta không tiến triển. Bạn được thử thách khi nỗi sợ thất bại vượt qua nỗi sợ hành động. Để thành công, hãy thử so sánh nỗi sợ này với nỗi sợ khác mà bạn có, ví dụ, nỗi sợ hãi về độ cao mà bạn sẽ vượt qua bằng cách đối phó với nó, nghĩa là, đặt mình vào một tình huống đáng sợ được tính toán trước, hay đơn giản là hành động!
11. Chúng ta không thể làm mọi thứ một mình
Đôi khi thất bại của chúng ta khiến chúng ta chìm trong những thứ khiến chúng ta cảm thấy thoải mái (ví dụ như những thói quen uống bia rượu) và chúng ta cần được giúp đỡ để thoát khỏi thói quen có hại này. Một trong những điều tồi tệ nhất chúng ta có thể làm là nghĩ rằng đối phó với thất bại là việc của riêng chúng ta. Vì vậy, hãy tìm một người bạn thân hoặc một huấn luyện viên đời sống để hỗ trợ bạn và giúp bạn nỗ lực. Bạn cần một người có kinh nghiệm và bí quyết cần thiết để hướng dẫn bạn đi tới thành công.
Ba-bamail