Lông mày dài hơn có thể sống lâu hơn? Bác sĩ trả lời khiến bao người phải thay đổi quan điểm
Thực hư về câu nói “lông mày dài, tuổi thọ cao” là như thế nào?
- 11-12-2024Không phải “bố nghiêm mẹ hiền”, giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn chỉ ra: Vai trò này mới là nhân tố nuôi dạy con thành rồng thành phượng
- 10-12-2024Nghiên cứu mới: Tin vui dành cho người thường xuyên uống cà phê
- 09-12-2024Nằm thêm vài phút để bảo vệ sức khỏe: 3 bước cần nhớ khi rời giường vào mùa đông, đặc biệt quan trọng
Thực hư về câu nói “lông mày dài, tuổi thọ cao”?
Trong dân gian, có một câu nói rằng "một sợi lông mày dài còn quý giá hơn vạn thạch lương," hàm ý rằng lông mày dài có nghĩa là trường thọ, một điều mà cả chục ngàn thùng thóc gạo cũng không thể sánh bằng. Người xưa cho rằng, lông mày dài, đặc biệt là phần đuôi lông mày kéo dài qua đuôi mắt, có thể là một trong những dấu hiệu liên quan đến tuổi thọ. Người có lông mày dài thường được cho là có khí huyết tốt, sức khỏe ổn định và nội tạng hoạt động hiệu quả.
Trong thực tế, điều này có đúng hay không?
Lông mày là phần lông mọc trên bề mặt da và có bản chất giống như tóc, chỉ khác về vị trí mọc. Khi ở độ tuổi thanh niên, quá trình trao đổi chất của cơ thể ổn định, lông mày sẽ rụng và mọc lại đều đặn.
Lý giải khoa học cho rằng lông mày dày và dài biểu thị sự phát triển tốt của nang lông, một phần chịu ảnh hưởng bởi lưu thông máu và nội tiết tố. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên gia đều khẳng định, đây chỉ là một yếu tố quan sát bề ngoài, không phải là yếu tố quyết định duy nhất.
Khi đến tuổi trung niên và cao tuổi, quá trình trao đổi chất suy giảm, các sợi lông mày cũ không rụng đi mà tiếp tục mọc dài ra. Vì vậy, quan niệm “lông mày dài thì sống thọ” không có cơ sở khoa học.
Vậy hiện tượng lông mày dài ở tuổi trung niên là dấu hiệu gì?
Tình trạng lông mày dài xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên, thường thấy nhiều hơn ở nam giới. Lý do là ngoài yếu tố tuổi tác và môi trường, sự phát triển của lông mày còn chịu ảnh hưởng bởi hormone nam tính (androgen). Đối với nam giới trên 50 tuổi, khi quá trình trao đổi chất suy giảm, hormone này không được xử lý kịp thời, tích tụ trong cơ thể và dẫn đến tình trạng lông mày dài.
Từ góc độ sức khỏe, nếu hệ nội tiết của cơ thể vẫn bình thường và không có biểu hiện bất thường nào khác, thì không cần lo lắng về tình trạng lông mày dài vì nó không gây hại đến sức khỏe.
Những biểu hiện của lông mày báo hiệu sức khỏe gặp vấn đề
Lông mày mọc trên mặt và là một phần của cơ thể, do đó, bất kỳ sự thay đổi nào về hình dạng hay màu sắc của lông mày cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Dưới đây là bốn tín hiệu mà bạn không nên bỏ qua:
1. Rụng lông mày một cách bất thường
Khi lông mày rụng nhiều, trở nên thưa thớt, đó có thể là dấu hiệu của cơ thể yếu, khí huyết suy giảm, thường gặp ở những người có chức năng thận yếu hoặc thiếu máu nghiêm trọng. Điều này cũng có thể do các bệnh như suy giáp, bệnh phong, thiếu máu nghiêm trọng hoặc giảm chức năng tuyến yên.
2. Lông mày dài xuất hiện quá sớm
Trong dân gian, người có lông mày dài được cho là có sức khỏe tốt và có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, nếu lông mày dài xuất hiện quá sớm (trước 45-50 tuổi) thì có thể báo hiệu sự mất cân bằng trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch hoặc ung thư.
3. Lông mày bạc
Tình trạng lông mày bạc có thể do di truyền hoặc thiếu hụt các vi chất, nhưng cũng có thể liên quan đến bệnh bạch biến, bệnh mà các tế bào sắc tố bị phá hủy và ảnh hưởng đến màu sắc của lông mày.
4. Rụng lông mày thành từng mảng
Rụng lông mày thành mảng có thể là do thói quen ăn uống, lối sống hoặc sự thay đổi hormone. Người mắc phải có thể kèm theo triệu chứng như chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi và giảm trí nhớ.
Làm thế nào để chăm sóc lông mày?
Nhiều người thường thực hiện các biện pháp làm đẹp như nhổ lông mày, cạo lông mày hoặc xăm lông mày, nhưng điều này có thể gây hại cho da và nang lông. Nếu cần chăm sóc lông mày, chỉ nên tỉa nhẹ để giữ vẻ tự nhiên, tránh nhổ hoặc xăm quá mức vì điều này có thể gây ra các rủi ro cho sức khỏe.
Nhổ lông mày có thể gây tổn thương tế bào da, giảm độ đàn hồi và làm da nhanh lão hóa. Bên cạnh đó, nhổ lông mày còn có thể làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nang lông. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể tấn công vào não gây nguy hiểm. Ngoài ra, lông mày ở gần mắt, việc nhổ lông mày quá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến cơ mắt, gây rối loạn cơ và thậm chí là giảm thị lực.
Trong cuộc sống, lông mày thường được cho là chỉ liên quan đến ngoại hình, nhưng những thay đổi ở lông mày cũng là dấu hiệu cho biết sức khỏe. Vì vậy, hãy chú ý đến việc chăm sóc lông mày một cách hợp lý và đừng tùy tiện nhổ hay xăm, để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Đời sống pháp luật