127 vòm cầu trăm tuổi Hà thành trước phút đục thông
“Việc đục thông các vòm cầu không chỉ tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô, mà còn giải quyết nhu cầu đi lại và sinh hoạt của nhân dân”, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói.
XEM CLIP:
Thông tin đục thông các vòm cầu Phùng Hưng đến ga Long Biên được Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm ngày 20/6.
131 vòm cầu được xây dựng cách đây trên 100 năm, đây là gói thầu phụ do Nha công chính Đông Dương đảm nhận. 4 vòm cầu đã được đục thông làm đường đi. Còn 127 vòm cầu tới đây sẽ được cải tạo thành không gian công cộng
Các vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc (vòm sát với mố cầu Long Biên bên bờ sông Hồng phía Hà Nội là vòm số 131). Xen kẽ với các vòm đá là 3 cây cầu vượt qua phố Nguyễn Thiệp, Hàng Lược và Phùng Hưng
Xung quanh các vòm cầu là nơi sinh hoạt, cất đồ, buôn bán của hàng trăm hộ dân dọc phố Phùng Hưng, chạy qua phố Gầm Cầu đến ga Long Biên
TP sẽ thực hiện một số dự án để tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân. Việc đục thông các vòm cầu nằm trong dự án này
Một cổng được đặt tên là ngõ Hàng Hương không bị bịt kín để người dân đi lại dễ dàng
Ông Thắng, cán bộ về hưu, sống tại ngõ Hàng Hương cho biết: Nếu mở thông được thì những người dân đang sinh sống, kinh doanh sát với vòm cầu có nhu cầu thuê lại
Sau hơn 100 năm đưa vào sử dụng, nhiều kết cấu của vòm cầu và đường dẫn lên ga Long Biên đã hư hỏng, xuống cấp
Hà Nội cho xây bịt kín 127 vòm cầu từ nhiều năm trước, chỉ để 4 cửa tạo thuận tiện cho việc đi lại của người dân
Người dân tận dụng không gian quanh vòm cầu để buôn bán
Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt nối nhiều tỉnh phía Bắc với ga Long Biên
Dọc các vòm cầu trên phố Phùng Hưng đang được trưng dụng làm bãi đỗ xe
Nhiều người dân sống xung quanh phố Gầm Cầu ủng hộ việc đục thông vòm cầu, nhưng họ cũng lo ngại tệ nạn, mất trật tự lại xuất hiện như nhiều năm trước
Người dân sống, sinh hoạt ngay ở đường tàu trên các vòm cầu, phố Phùng Hưng
Vietnamnet