13 thói quen dùng điện thoại khiến bạn bị "lườm nguýt"
Bất kỳ ai cũng cảm thấy khó chịu khi bạn liên tục kiểm tra điện thoại, im lặng trong bữa ăn tối, cuộc trò chuyện hoặc thậm chí trong cuộc họp. Đây có thể coi là hành vi thô lỗ với tất cả mọi người.
- 31-07-2016Nguyên tắc phong thuỷ và cách bày trí chỗ ngồi giúp công việc may mắn, thuận lợi
- 31-07-20169 điểm khác biệt giữa trước và sau khi kết hôn
- 30-07-20166 điều chứng tỏ "thất nghiệp" không còn là nỗi ám ảnh của sinh viên mới ra trường
- 30-07-2016Bạn sẽ phải hối hận khi lười biếng làm việc nhà
Kiểm tra điện thoại liên tục
Bạn nên hạn chế “dán mắt” vào màn hình smartphone. Nếu đang đi bộ hay thư giãn, hãy giữ điện thoại trong túi và tận hưởng không khí xung quanh, có thể bạn sẽ quan sát được điều thú vị hoặc nghĩ ra giải pháp khéo léo để giải quyết một vấn đề, nhất là khi bạn không phải bận tâm với những gì bạn bè đăng trên Facebook. Đồng thời, sửa được thói quen "cắm mặt" vào điện thoại cũng giúp bạn giảm bớt sự khó chịu đến từ những người xung quanh, bao gồm cả người thân.
Nhắn tin trong khi đi bộ hoặc lái xe
Khi đang di chuyển, cho dù đi bộ trên vỉa hè hay lái xe, bạn cũng không nên sử dụng điện thoại. Bởi việc này gây mất tập trung, phân tâm và có thể để lại hậu quả khủng khiếp. Nếu bạn muốn nói chuyện qua điện thoại với ai đó, nên tấp xe vào lề đường hoặc dừng đi bộ.
Nhắn tin, gọi điện hoặc sử dụng điện thoại khi say rượu
Sử dụng smartphone khi tỉnh táo sẽ đảm bảo bạn không phải hối tiếc sau này. Bất cứ nơi nào liên quan đến công việc, điều quan trọng là giữ hình ảnh bản thân luôn lịch sự và không có "con đường" nào làm hỏng nhiều năm nỗ lực nhanh hơn là những hành động “bất bình thường” khi say.
Liên tục dựa trên GPS
Thường xuyên sử dụng Google Maps (hoặc Apple Maps) để tra địa điểm có thể khiến bạn phụ thuộc vào GPS. Dựa trên ứng dụng bản đồ làm hại khả năng định hướng cũng như suy đoán của người dùng và đôi khi, gây khó chịu cho những người đi cùng.
Nhắn tin, gọi điện thoại khi đang trò chuyện
Khi bạn đang trò chuyện cùng ai đó, đặt điện thoại xuống bởi giọng điệu và ý định có thể bị hiểu sai. Thậm chí trong một video chat, nếu muốn trở thành một người thân thiện, bạn nên dành thời gian để trò chuyện thay vì loay hoay với cái điện thoại. Điều này rất dễ gây mất thiện cảm với người đối diện khiến họ có những suy nghĩ tiêu cực về bạn.
Chụp ảnh, quay video tâng bốc bản thân nhưng “dìm” bạn bè
Bạn không nên giữ ảnh và video “dìm” bạn bè để phục vụ cho mục đích xấu hoặc đăng tải lên mạng xã hội. Facebook từng phát sốt với kiểu ảnh “tường nhà ai, người đó đẹp” nhưng đây chắc chắn không phải một cách tốt để duy gì và phát triển tình bạn.
Chia sẻ bài viết thiếu khôn ngoan trên Facebook
Facebook là một mạng xã hội, do đó, nếu là người thông minh, bạn sẽ biết cách dùng mà không ảnh hưởng đến cá nhân. Không nên chia sẻ hoặc viết những bài viết “thiếu khôn ngoan” khiến mọi người hiểu lầm lên bởi bạn sẽ không thể lường hết được hậu quả.
Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp khiến bạn trở nên xa cách với đồng nghiệp, gây rắc rối cho những người bạn quen biết, khiến các mối quan hệ đổ vỡ.
Sử dụng điện thoại trong rạp chiếu phim
Không ai thích anh chàng hẹn hò cùng mình luôn hí hoáy với cái điện thoại khi cùng đi xem phim, đặc biệt màn hình điện thoại lại quá sáng trong rạp. Không chỉ vậy, hành động của anh ta còn khiến người khác mất tập trung theo dõi phim và cảm thấy khó chịu.
Công việc chính của bạn là xem phim, vì thế, thay vì dán mắt vào màn hình nhỏ, hãy dành sự chú ý lên màn hình lớn, tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng.
Nhắn tin hoặc nói chuyện trong nhà vệ sinh công cộng
Có thể chấp nhận được khi bạn dùng điện thoại trong nhà vệ sinh riêng, đấy là trong trường hợp gấp, nhưng điều này tồi tệ hơn nếu đang ở trong một gian hàng tại nơi làm việc.
Các cuộc trò chuyện dù khẩn cấp, bắt buộc bạn phải nghe ngay lập tức rất hiếm. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên bảo vệ sự riêng tư của mọi người và không gian cá nhân bằng cách chờ đợi, nhắn tin hoặc gọi lại khi bạn ra khỏi nhà vệ sinh.
Thường xuyên nói chuyện dùng tai nghe
Tai nghe Bluetooth có thể là cách tuyệt vời để đôi tay được tự do, thoải mái khi nói chuyện điện thoại. Nhưng nếu bạn dùng tai nghe 24/7, hoặc luôn đeo tai nghe khi đi ra ngoài, thực sự rất khó khăn cho bạn bè và đồng nghiệp xác định xem bạn đang nói chuyện với họ hay một người nào đó trong tai nghe.
Nếu không muốn mọi người bỏ qua những câu chào, hay coi như không thấy bạn mỗi khi vào một căn phòng, hãy để tai nghe được nghỉ ngơi. Ngoài ra, nói chuyện qua tai nghe khiến bạn sử dụng âm lượng to hơn, điều này gây phiền nhiễu cho những người xung quanh.
Nói chuyện điện thoại mà không để ý xung quanh
Bạn nên bảo vệ sự riêng tư và bảo mật cuộc nói chuyện. Vì vậy, nói chuyện “lu loa” hay chia sẻ thông tin cá nhân trên điện thoại mà không quan tâm đến mọi người hay bối cảnh xung quanh thực sự là một thói quen xấu.
Nếu không muốn một người nào đó tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của bạn, hãy chắc chắn, bản thân đang ở trong một căn phòng riêng hay giữ khoảng cách an toàn từ đồng nghiệp hay người lạ.
Luôn để chuông điện thoại
Mọi người đều bị khó chịu khi bạn luôn để chuông điện thoại nơi công cộng, đặc biệt trong văn phòng. Do đó, bạn nên để im lặng hoặc chế độ rung trong một cuộc họp quan trọng, khoảnh khắc yên tĩnh trong bữa ăn hay khi bạn chơi đùa cùng gia đình, con cái… để không ảnh hưởng tới người khác.
Chụp quá nhiều ảnh
Bạn muốn lưu giữ lại những kỷ niệm hay “khoe” với bạn bè những địa điểm bạn đến, đó là điều rất bình thường. Nhưng, có một sự khác biệt lớn giữa chụp một vài bức ảnh, sau đó cất điện thoại so với việc chụp hàng tá ảnh và luôn dính liền với chiếc smartphone.
Chụp quá nhiều ảnh mà không tận hưởng bầu không khí xung quanh, đặc biệt khi bạn đang đi du lịch, không chỉ khiến người ngoài khó chịu mà còn làm mất giá trị chuyến đi của bạn.