150.000 container tại Nga tạo cảnh tượng khó tin: Kỷ lục 200 tỷ đô với một nước châu Á đang hình thành
Ba năm trước, một hàng dài tàu chở hàng cũng hình thành ngoài khơi Los Angeles, mang theo làn sóng nhập khẩu chưa từng có vào Mỹ.
- 29-09-2023Ngán ngầm công việc văn phòng rập khuôn, người đàn ông 30 tuổi “phá kén” kiếm về 24 tỷ đồng từ chứng khoán và bất động sản
- 29-09-2023Món ăn “quốc dân” tăng giá chóng mặt, quốc gia Đông Nam Á lập tức hành động để bảo vệ bữa cơm người nghèo
- 29-09-2023Gấp hơn 30 lần cầu dài nhất Việt Nam, siêu cầu 4,1 tỷ đô, 12 năm giữ "ngôi vương thế giới" có gì đặc biệt?
150.000 container ở Nga
Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo do Container xChange – sàn giao dịch có trụ sở tại Hamburg, Đức công bố ngày 28/9 cho biết, hiện có 150.000 container rỗng đang chất tại Nga, phản ánh sự gia tăng hàng hóa Trung Quốc vào nước này.
Ông Christian Roeloffs, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Container xChang cho hay: "Có một lượng hàng hóa đáng kể chuyển từ Trung Quốc sang Nga, trong khi rất ít hàng hóa từ Nga về Trung Quốc".
Ba năm trước, cũng từng có một hàng dài tàu chở hàng hình thành ngoài khơi Los Angeles, mang theo làn sóng nhập khẩu chưa từng có để người tiêu dùng Mỹ vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, cảnh tượng ở Nga gắn chặt hơn với tình hình địa kinh tế.
Container xChange cho biết, chính phủ Moscow dự kiến trao đổi thương mại với Trung Quốc sẽ đạt mức kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay, tăng từ mức 185 tỷ USD năm 2022.
Điều này tác động tới thị trường container thứ cấp ở Moscow – nơi vốn đã có giá thấp hơn một nửa so với những khu vực khác trên thế giới. Giá trung bình để mua một container hình khối 12m đã qua sử dụng (có sức chứa lớn hơn một chút so với loại container 12m thông thường) đã giảm từ mức 4.175 USD trong tháng 2/2022 xuống còn 580 USD trong tuần này.
Đối với các container mới, giá đã giảm từ mức 4.309 USD trước thời điểm tháng 2/2022 xuống còn 1.450 USD.
Ngoài container, Trung Quốc cũng đang gia tăng lượng xe con (hay ô tô con) xuất sang Nga. Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho thấy Nga đang là điểm đến hàng đầu của ô tô Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay, với 464.000 chiếc được bán ra.
"Nhu cầu đối với xuất khẩu ô tô Trung Quốc sang Nga vẫn sẽ tăng cao trong 2-3 năm tới, sau đó, ngành ô tô Trung Quốc có thể sẽ tăng cường nội địa hóa tại thị trường Nga" - Xu Haidong, phó kỹ sư trưởng tại CAAM nói với các phóng viên.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích Autostat, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc hiện chiếm 49% thị trường Nga, đạt 40.000 chiếc vào tháng 6, tăng vọt so với thị phần chỉ 7% vào tháng 6/2021. Các công ty Trung Quốc cũng đang lắp ráp xe ở Nga, tiếp quản nhà máy mà các hãng ô tô phương Tây bỏ trống.
Mặc dù Trung Quốc có thị trường ô tô nội địa lớn nhất thế giới, nhưng các nhà sản xuất ô tô của nước này đang tích cực tìm kiếm thị trường nước ngoài để bù đắp cho sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu sụt giảm trong nước.
Bước nhảy thương mại
Container xChange dẫn số liệu từ hải quan Trung Quốc cho biết, trao đổi thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng 37% trong 7 tháng đầu năm nay, đạt 134,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 73%, đạt xấp xỉ 62,54 tỷ USD, còn lượng nhập khẩu từ Nga tăng 15%, lên 71,6 tỷ USD.
Nếu các thỏa thuận gần đây là yếu tố dự báo thì các mối quan hệ thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đang trở nên chặt chẽ hơn.
Hôm 25/9, Hiệp hội Công nghiệp Kim loại màu Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ với Hiệp hội Nhôm của Nga tại Bắc Kinh. Mục đích là hợp tác chặt chẽ hơn về alumina, chế tạo nhôm và các sản phẩm nhôm.
Trước đó, vào đầu tháng 9, Tập đoàn vận tải Fesco – một trong những nhà cung cấp dịch vụ hậu cần lớn nhất của Nga – đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Đường sắt Đông Bắc Á Cát Lâm và Liên minh Doanh nhân Trung Quốc.
Theo thông cáo báo chí trên website của Fesco, "hai phía có kế hoạch giám sát các tuyến vận chuyển container hiện có giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời cùng mở rộng nhóm các kênh vận chuyển tiềm năng theo hướng Trung Quốc-Nga-Trung Quốc".
Cũng vào đầu tháng 9, chỉ số thương mại Kiel cho thấy, hoạt động tại các cảng biển của Nga đã phục hồi gần bằng mức trước xung đột.
Phụ Nữ Số