2 bộ phận của con lợn giàu chất sắt, rất tốt cho phụ nữ
Thực ra, thực phẩm giàu sắt rất dễ kiếm trong cuộc sống. Đặc biệt có 2 phần của con heo được mệnh danh là 'bậc thầy bơm máu', cả 2 đều bán rất rẻ ở chợ.
- 06-10-2023Đào móng xây nhà tìm thấy "con lợn" kỳ lạ, chuyên gia tiết lộ lai lịch khiến người đàn ông bủn rủn tay chân
- 25-08-20235 bộ phận bổ nhất của con lợn các chuyên gia khuyên nên ăn thường xuyên
- 18-05-2023Phần này của con lợn giúp bổ máu nhưng một số người không nên ăn
"Dưỡng huyết là nuôi dưỡng sự sống", điều này lại càng đặc biệt quan trọng với phụ nữ. Bởi phụ nữ nếu thiếu máu có thể khiến làn da kém hồng hào, gây mệt mỏi, chóng mặt, giảm tập trung, sa sút trí nhớ. Ngoài ra, thiếu máu còn khiến chị em cảm thấy khó thở, rụng tóc nhiều, nhanh lão hóa và trông già nua hơn.
Sắt là một chất khoáng cần thiết cho quá trình tạo máu và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể. Chế độ dinh dưỡng ít sắt là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu.
Thực ra, thực phẩm giàu sắt rất dễ kiếm trong cuộc sống. Có thể ví dụ như các loại đậu, các loại rau họ cải, cam, quýt, bưởi... Đặc biệt có 2 phần của con heo (lợn) được mệnh danh là "bậc thầy bơm máu", cả 2 đều bán rất rẻ ở chợ. Tuy nhiên trước khi thưởng thức 2 món ăn giàu sắt này bạn cần lưu ý những ghi nhớ bên dưới đây.
1. Tiết lợn
Tiết lợn là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng rất phong phú. 100g tiết lợn chứa 16g protein. Đặc biệt tiết lợn là thực phẩm giàu sắt. Trong 100g tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg chất sắt vì vậy đây được coi là nguồn bổ sung sắt tự nhiên. Lượng sắt này dễ dàng hấp thụ nên nó giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tiết lợn chứa vitamin K, có thể thúc đẩy máu đông do đó có tác dụng cầm máu.
Đặc biệt, tiết lợn có nhiều nguyên tố vi lượng, giúp da dẻ của phụ nữ hồng hào, tươi trẻ hơn.
Lưu ý khi ăn tiết lợn:
- Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất không nên ăn tiết lợn sống mà nên hấp chín tiết trước khi ăn. Đồng thời, người dân không được giết mổ lợn ốm, chết; không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống...
- Tiết lợn là thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao nên những người mắc bệnh tim mạch, bệnh gút tốt nhất không nên ăn.
- Người khỏe mạnh chỉ nên ăn tiết 2 lần/tuần để để tránh gây ra gánh nặng cho gan và thận.
2. Gan lợn
Gan lợn có giá trị dinh dưỡng cực cao, ngoài việc là thực phẩm bổ máu tuyệt vời còn rất giàu nguyên tố vi lượng. Theo khẩu phần dinh dưỡng được Bộ Y tế và Phúc lợi (Trung Quốc), trong 100g gan lợn có chứa:
- Vitamin A: Gan lợn chứa 3661 microgram vitamin A. Vitamin A giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch và sinh sản, đồng thời cũng có thể bảo vệ tim, thận.
- Vitamin B2: Còn được gọi là riboflavin. Vitamin B2 là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì tế bào, ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
- Vitamin B12: Vitamin B12 giúp hình thành các tế bào hồng cầu và DNA, đồng thời cũng rất quan trọng để duy trì chức năng não khỏe mạnh.
- Sắt: Chúng ta đều đã nghe câu "ăn sắt bổ máu", bổ sung sắt quả thực có thể cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt một cách hiệu quả. Đối với phụ nữ, hàng tháng đều sẽ trải qua thời kỳ kinh nguyệt nên lượng máu mất đi sẽ tương đối nhiều. Vì thế nên ăn nhiều món giàu sắt như gan lợn...
Lưu ý quan trọng khi ăn gan lợn:
- Gan lợn là thực phẩm có chứa nhiều cholesterol, do đó mỗi tuần chỉ nên ăn không quá 2-3 lần, mỗi lần ăn từ 50-70g đối với người lớn. Còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa.
- Gan lợn dù ngon nhưng đây là cơ quan lọc độc tố của lợn. Do đó trước khi ăn cần thận trọng làm sạch. Gan lợn sau khi mua về có thể ngâm trong sữa tươi không đường khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bên cạnh đó, các bà nội trợ có thể ngâm gan lợn với nước muối khoảng 1 giờ, sau đó, rửa lại chúng với nước sạch.
- Người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá: tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân - béo phì không nên ăn các loại phủ tạng, bao gồm cả gan.
Phụ nữ Việt Nam