2 dòng tin nhắn từ mẹ nói lên nỗi buồn muôn thuở: Đứng trước tương lai, con chọn sao mới là đúng?
Không ít sĩ tử cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
- 20-08-2024Họp lớp thống nhất chia đều tiền, thanh toán thấy hóa đơn gần 100 triệu, cô gái trốn về trước rồi gửi tin nhắn với nội dung gây shock
- 17-08-2024Đoạn tin nhắn khiến 13.000 người "thả tim", đây đích thị là ước mơ của mọi sinh viên khi làm gia sư
- 21-06-2022Chuyến xe lúc 11 giờ đêm và dòng tin nhắn 10 chữ của người cha dành cho con trước giờ thi khiến bao người rưng rưng
Niềm vui mừng của các gia đình khi con cái đỗ đại học là không gì sánh được, đó là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới, đầy hứa hẹn trong cuộc đời mỗi sinh viên. Tuy nhiên, ngay sau niềm vui ấy, nỗi lo về học phí lại nhanh chóng ập đến đối với nhiều gia đình. Với không ít sĩ tử có hoàn cảnh khó khăn, học phí là cả gánh nặng mà có đôi khi, chính cha mẹ họ chỉ đành bất lực. Chính điều này đặt nhiều sĩ tử giữa 2 lựa chọn: Bỏ học dù đỗ đại học hoặc nếu đi học thì làm cách nào để tự mình đối diện với áp lực học phí?
Mới đây trên mạng xã hội Threads, một bài đăng của của một sĩ tử nhanh chóng nhận về gần 8 nghìn lượt quan tâm. Kèm với dòng caption "chưa bao giờ ngộp thở như bây giờ", bạn tân sinh viên này có chia sẻ đoạn tin nhắn với mẹ. Đoạn tin nhắn ngắn vỏn vẹn 2 dòng như chứa đựng cả bầu trời tâm sự: "Mẹ không có tiền đóng học phí. Con xem sao cho hợp lý".
Bên dưới bài đăng, nhiều sĩ tử cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
- Chị cũng từng trong hoàn cảnh này, điều quan trọng là bản thân xác định muốn học tiếp hay không á, nếu muốn thì bất kì giá nào dù có phải vay cũng phải đi cho bằng được, làm thêm bục mặt đến đêm song song học vẫn phải cố. Nếu không, em hãy tìm một hướng khác an toàn để sau này có rẽ lại điều 'muốn' kia vẫn được. ko sao đâu, bình tĩnh suy nghĩ kĩ nghen, chị hiện tại đã ổn lắm, lúc đó cũng thấy bất lực, ngộp thở như vậy đó.
- Mẹ mình cũng vậy, chạy vạy khắp nơi để có tiền cho mình đi học. Nhiều lúc cũng nghĩ này nghĩ nọ lắm, chả biết mai sau học xong có làm được gì không, có báo đáp được gì không.
- Mình muốn gửi bạn một cái ôm thật ấm áp. Người thường đi đường thuận lợi, mình là "chiến binh" tài năng mình phải đi đường ngoằn nghoèo bấp bênh tí, sau ra đời thành công vui lắm.
- Chỉ có những người rơi vào tình huống tương tự với hiểu cảm giác này. Bỏ học thì không lỡ, mà đi học cũng không đành.
- Đọc mà chạnh lòng thật sự.
Ngoài ra, nhiều netizen cũng đưa ra những lời khuyên cho bạn sĩ tử trên.
- Cố lên bạn ơi, bạn có thể tìm nhà tài trợ hoặc vay sinh viên ngân hàng đều được bạn nhé, chưa đủ 18 thì có phụ huynh đi cùng rồi hỏi ngân hàng xem như nào. Chúc bạn may mắn!
- Bạn phải quyết tâm học tập, cố gắng trong quá trình học tập giành học bổng thì đỡ lo khoản học phí. Rồi đi làm thêm ở các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng trà sữa... để có tiền trang trải cuộc sống. Mình thấy các trường thường bố trí cho sinh viên học nửa buổi ý, nửa buổi còn lại đi làm thêm.
- Thì thấy các ngân hàng và các tổ chức tài chính thường có những gói vay ưu đãi dành cho sinh viên. Nhưng bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng trả nợ trong tương lai trước khi quyết định vay.
Sinh viên có thể làm gì để hỗ trợ gia đình khoản học phí?
Từ năm học 2024-2025, học phí ở các trường đại học sẽ tăng khá cao theo lộ trình về mức thu học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Để giảm bớt gánh nặng về học phí cho gia đình, các bạn sinh viên có thể tham khảo những cách sau đây:
1. Làm việc bán thời gian: Việc làm thêm giúp sinh viên có nguồn thu nhập để góp phần trả học phí và các chi phí sinh hoạt khác. Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ công việc để tránh rơi vào bẫy việc làm.
2. Tìm kiếm học bổng: Nhiều trường đại học và tổ chức cung cấp học bổng dựa trên thành tích học tập hoặc hoàn cảnh kinh tế, giúp giảm bớt gánh nặng học phí.
3. Vay tín dụng sinh viên: Sinh viên có thể vay tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đặc biệt dành cho sinh viên.
4. Chương trình hỗ trợ tài chính: Sinh viên nên tìm hiểu về các chương trình hỗ trợ tài chính từ nhà trường, chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
5. Tiết kiệm chi tiêu: Kế hoạch hóa ngân sách cá nhân, tiết kiệm chi tiêu hàng ngày và cắt giảm các khoản không cần thiết cũng là cách để dành dụm tiền học phí.
6. Tham gia các cuộc thi: Sinh viên có thể tham gia các cuộc thi học thuật hoặc sáng tạo để có cơ hội nhận được giải thưởng tiền mặt.
7. Tìm kiếm trợ giúp từ cộng đồng: Gia đình, bạn bè và cộng đồng có thể hỗ trợ thông qua việc quyên góp hoặc cung cấp việc làm.
Tổng hợp
Phụ nữ mới