2 nơi ngứa ngáy là "kíp nổ" của gan: Tuân thủ 3 điều kiêng, 1 việc siêng mỗi ngày để bổ gan giải độc, dưỡng sinh khí
Có 2 "cơn ngứa" trong người mà mọi người thường chủ quan và nhầm tưởng là bệnh dị ứng thông thường. Tuy nhiên, chúng có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo các bệnh nguy hiểm về gan.
- 28-02-2022"Vi Tiểu Bảo" từng nổi danh là Thiên Vương châu Á, giờ U60 bị chê hết thời nhưng vẫn giàu sang bộn tiền, sống không con cái
- 26-02-2022Thành triệu phú ở tuổi 25 nhưng “người nhện” Tom Holland có thú chơi sang rất chững chạc: Không kim cương, không phức tạp mà chọn 1 yếu tố đầy tinh tế
- 24-02-2022Nếu biết trước 4 điều này từ tuổi 20, tôi đã giàu hơn gấp bội: Triệu phú tự thân dốc ruột dốc gan tiết lộ bí mật thành công
Gan là cơ quan quan trọng đảm nhận chức năng tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể con người. Thói quen ăn uống và áp lực công việc nặng nhọc hàng năm trời thường khiến lá gan của chúng ta suy giảm sức khỏe. Những tổn thương cứ lần lượt xuất hiện và tích tụ, đến cuối cùng có thể diễn tiến thành ung thư gan.
Ung thư gan là một trong những căn bệnh quái ác có tỷ lệ tử vong rất cao trong thời hiện đại. Nhiều bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, thường phát hiện ở giai đoạn muộn nhưng đã bỏ sót thời gian điều trị hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời các vấn đề về gan đã trở thành chìa khóa để ngăn ngừa ung thư gan.
Có 2 "cơn ngứa" trong người mà mọi người thường chủ quan và nhầm tưởng là bệnh dị ứng thông thường. Tuy nhiên, hãy cảnh giác vì đây cũng có thể trở thành "dấu hiệu" cảnh báo bệnh ung thư gan!
2 nơi ngứa ngáy là "kíp nổ" của gan
1. Da bị ngứa
Khi nhiều người bị ngứa da thì có phản ứng đầu tiên thường là dị ứng. Ít ai lập tức liên hệ đến các vấn đề về gan.
Nhưng trên thực tế, một trong những đặc điểm của nhiều bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu là ngứa da. Nguyên nhân phần lớn là do quá trình chuyển hóa mật bị ảnh hưởng sau khi mắc bệnh gan, dẫn đến mật bị ứ lại nhiều trong cơ thể. Mật đi vào máu và kích thích da, gây ngứa.
2. Ngứa mắt
Gan dự trữ máu và tinh khí cho mắt. Có thể nói đôi mắt là cửa sổ của cơ thể và có quan hệ mật thiết với gan .
Nếu gan bị tổn thương sẽ dẫn đến suy giảm chức năng, mắt không được máu nuôi dưỡng đầy đủ sẽ gây ra hiện tượng khô mắt, đau nhức, ngứa ngáy và nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu mắt thường xuyên gặp tình trạng mắt mỏi và khô, kèm theo ngứa mà không rõ lý do thì rất có thể đây là một trong những triệu chứng của các bệnh về gan, bao gồm cả ung thư gan.
Tuy nhiên, nếu cơ thể xuất hiện hai tín hiệu này, mọi người cũng không nên suy sụp, cho rằng mình đã bị bệnh ngay lập tức. Để xác nhận căn bệnh về gan, người ta cũng dựa vào các dấu hiệu bổ sung khác như là:
- Tóc: rụng tóc thường xuyên, tóc trắng xuất hiện nhiều ở hai bên thái dương;
- Mắt: khô và đỏ mắt;
- Miệng: đắng, khô miệng, hơi thở thường xuyên có mùi hôi;
- Da: khuôn mặt thường nổi tàn nhang, mụn trứng cá;
- Tâm trạng: hay tức giận, chán nản, bồn chồn, lo lắng không yên;
- Bụng: dễ chướng bụng, thường xuyên xì hơi;
- Khi đi vệ sinh: nước tiểu vàng đục, có mùi khai khá nồng, thường bị táo bón, dễ bị trĩ;
- Móng tay: móng tay có các đường sọc dài và có đốm trắng;
- Ngủ: dễ bị mất ngủ và mê man, ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng;
Cẩn trọng trước các dấu hiệu gan đang bị tổn thương. Ảnh: Aboluowang
Nếu các triệu chứng này chiếm đa số có nghĩa là gan đang bị “quá tải”, nếu không được giải độc kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh gan nghiêm trọng. Cần chú ý quan tâm, chăm sóc sức khỏe của gan sớm để tình trạng không trở nên nghiêm trọng, thậm chí phát triển thành ung thư gan.
3 kiêng - 1 siêng để bổ gan, thải độc
Để gan có thể nuôi dưỡng sự sống, chúng ta cần tuân thủ quy tắc “3 điều kiêng và 1 việc cần siêng” này mỗi ngày. Hiệu quả bồi bổ và giải độc gan sẽ dần dần đem lại những thay đổi tích cực cho sức khỏe của bạn.
1. Kiêng thức khuya
Gan là nơi dự trữ chính của máu, thường xuyên thức khuya và không nghỉ ngơi tốt sẽ khiến gan “bốc hỏa”. Vì gan là cơ quan đầu tiên, tiếp nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau từ hệ thống tiêu hóa, gan đã trở thành "nhà máy lọc máu" chính và quan trọng nhất trong cơ thể.
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm giảm sức đề kháng của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh tật xâm nhập.
2. Kiêng tức giận
Trong y học cổ truyền Trung Quốc có một câu nói rằng “Tức giận thì hại gan”. Khi nóng giận, chất “catecholamine” tự khắc được cơ thể sản sinh ra. Khi kết hợp với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, lượng đường huyết trong cơ thể và axit béo sẽ tăng lên rất cao. Đây là yếu tố gây hại trực tiếp cho gan.
Vì thế, thường xuyên tức giận, nóng nảy thì khí của gan bị đình trệ, chức năng gan bị ảnh hưởng.
3. “Kiêng” uống thuốc bừa bãi
Nhiều người khi có vấn đề về cơ thể thường tự ý mua thuốc về uống mà không thông qua khám chữa tại bệnh viện hoặc hỏi ý kiến chuyên gia. Cách làm này tiện lợi, giúp mọi người đỡ tốn thời gian nhưng sẽ gây bất lợi cho gan.
Nhiều loại thuốc rất có hại cho gan, lại sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuân thủ quy tắc “3 điều kiêng và 1 việc cần siêng” để bảo vệ sức khỏe của gan. Ảnh: Aboluowang
4. Siêng tập thể dục, vận động mỗi ngày
Ngồi lâu không chỉ làm tổn thương lá lách mà còn gây hại cho gan rất nhiều. Đây là thói quen dễ tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể và tăng gánh nặng cho gan.
Vận động, tập thể dục vừa phải có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm sự tích tụ của chất béo, giúp ích rất nhiều cho việc bảo dưỡng gan.
*Theo Aboluowang
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần