2 sự khác biệt điển hình giữa trẻ ngủ cùng mẹ và trẻ ngủ riêng từ nhỏ
Những đứa trẻ ngủ cùng mẹ và ngủ riêng từ nhỏ có những điểm khác biệt rõ ràng, tác động nhiều tới tính cách của chúng sau này.
- 13-08-2024Nghiên cứu 10.000 trẻ em, ĐH Harvard phát hiện: Trẻ sinh vào những tháng này thường có IQ cao hơn, lớn lên không thành rồng cũng thành phượng
- 08-08-2024Hai “ông bố” tự làm đồ chơi: Chinh phục hàng triệu phụ huynh Mỹ, quay trở về Việt Nam với khát vọng giáo dục sớm cho trẻ em
- 10-07-2024Trẻ em có 3 biểu hiện ám chỉ rằng chúng đang rất thiếu tình thương: Đáng tiếc là nhiều cha mẹ lại hiểu lầm, tưởng con mình xuất sắc
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một số trẻ ngủ cùng mẹ, số khác lại ngủ riêng từ nhỏ. 2 cách nuôi dạy này có thể mang tới những ảnh hưởng khác nhau về sự phát triển của trẻ. Dưới đây là 2 điểm khác biệt rõ rệt nhất có thể xuất hiện ở những đứa trẻ ngủ cùng mẹ và ngủ riêng từ nhỏ.
1. Trẻ ngủ cùng mẹ có xu hướng phụ thuộc
Giấc ngủ là thời điểm quan trọng để trẻ xây dựng mối liên kết thân thiết với mẹ. Khi được ôm ấp trong vòng tay mẹ lúc ngủ, trẻ cảm thấy an toàn và gần gũi. Môi trường ngủ này giúp tăng cường mối liên kết tình cảm giữa trẻ và mẹ, khiến trẻ trở nên phụ thuộc vào mẹ nhiều hơn.
Do đó, khi lớn lên, những đứa trẻ ngủ cùng mẹ thường có xu hướng dựa dẫm vào sự hỗ trợ và an ủi của người khác, khó có thể sống tự lập.
Ngoài ra, những đứa trẻ ngủ cùng mẹ thường phụ thuộc hơn vào sự công nhận từ bên ngoài trong các mối quan hệ xã hội.
Do quen ngủ cùng mẹ, trẻ trở nên nhạy cảm hơn với những đánh giá và ý kiến của người khác, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Điều này khiến trẻ chú trọng hơn vào quan điểm của người khác trong các mối quan hệ xã hội và thiếu sự tự chủ.
Ngoài ra, khi trẻ quen với việc phụ thuộc vào mẹ, chúng gặp khó khăn trong việc tự ngủ khi lớn lên. Khi mẹ muốn để con tự lập làm một việc gì đó thường không dễ dàng gì, trẻ có xu hưởng ỷ lại.
2. Trẻ ngủ riêng có tính cách độc lập
Những đứa trẻ ngủ riêng suy nghĩ và quyết định độc lập hơn, không quá phụ thuộc vào ý kiến của người khác, có bản ngã và sự tự tin.
Khi được rèn luyện thói quen tự ngủ, trẻ học được cách tự an ủi bản thân và ngủ một mình. Việc tự chủ này giúp trẻ xây dựng sự tự tin và tính cách độc lập. Trẻ học cách tự mình xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề, không cần dựa vào sự đồng hành và an ủi của người khác.
Do đó, những đứa trẻ ngủ riêng khi lớn lên có thể tự lập hơn, có khả năng tự chủ tốt hơn.
Tất nhiên, những điều trên chỉ là trường hợp chung.
Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và đặc điểm riêng, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Thói quen ngủ chỉ là một trong số đó. Cách nuôi dạy của cha mẹ, môi trường gia đình, tài năng và sở thích cá nhân của trẻ đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ.
Do đó, cha mẹ nên xây dựng phương pháp giáo dục phù hợp với cá tính và nhu cầu của từng trẻ. Điều quan trọng là dành cho trẻ đủ tình yêu thương và sự hỗ trợ, nuôi dưỡng sự tự tin và khả năng độc lập của trẻ.
Cho dù trẻ ngủ trong vòng tay mẹ hay ngủ một mình, cha mẹ đều nên chú trọng vào việc nuôi dưỡng cảm xúc và nhận thức của trẻ, giúp trẻ trở thành người tự tin, độc lập và có trách nhiệm.
Tóm lại, những đứa trẻ ngủ cùng mẹ và ngủ riêng từ nhỏ có thể có 2 điểm khác biệt rõ rệt khi lớn lên. Trẻ ngủ cùng mẹ thường phụ thuộc hơn, còn trẻ ngủ riêng dễ dàng hình thành tính độc lập hơn. Tuy nhiên, giấc ngủ chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng, cách nuôi dạy của cha mẹ, môi trường gia đình và các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng. Mỗi đứa trẻ đều có quỹ đạo phát triển riêng, cha mẹ nên xây dựng phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu và cá tính của từng trẻ, nuôi dưỡng sự tự tin và khả năng độc lập của trẻ, giúp trẻ trở thành những người phát triển toàn diện.
Phụ nữ số