2 tháng, đẩy ra thị trường 60.000 liều thuốc thú y lậu
Ngay sau khi phát hiện và bắt giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc thú y được sản xuất trái phép tại Công ty BTV JSC (gọi tắt là Cty BTV - đăng ký trụ sở tại số 19/37 Đông Các, Đống Đa, Hà Nội), chiều 20.4, trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Phòng 5 - Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ Công an), cho biết: Đã phát hiện ra nhiều ẩn khuất trong quy trình sản xuất của công ty này.
- 19-08-2015Đột kích cơ sở sản xuất thuốc thú y chui ở Sài Gòn
- 20-11-2013Thuốc thú y bị làm giả gây thiệt hại cho người chăn nuôi
- 15-10-2013Lừa bán thuốc thú y thủy sản dỏm
Phát hiện nhiều sản phẩm thuốc thú y dùng trong chăn nuôi không có trong danh mục Phá đường dây buôn lậu thuốc lá ngụy trang dưới mác thuốc thú y Ai bao che để 1 Cty đẩy ra thị trường 60.000 túi thuốc thú y lậu?
Hợp đồng ủy quyền “ma”
Theo thông tin mà chúng tôi có được, đơn vị bị phát hiện vi phạm là Cty CP Công nghệ sinh học Thú y - BTV JSC ở Biên Giang (Hà Đông, Hà Nội), đăng ký trụ sở tại số 19/37 Đông Các (Đống Đa, Hà Nội) do bà Đào Thị Tú Anh làm Tổng Giám đốc. Do không được cấp phép sản xuất thuốc kháng sinh cho công tác thú y, nên Cty BTV đã ký hợp đồng gia công với Cty CP Công nghệ phát triển nông thôn (Cty RTD). Theo đó, việc sản xuất thuốc kháng sinh, kháng thể thú y sẽ do đơn vị được ủy quyền đảm nhận.
Thế nhưng, điều lạ lùng là mặc dù hợp đồng đã được 2 bên ký kết, nhưng mọi công tác sản xuất, đóng gói, bán ra thị trường… các sản phẩm thuốc kháng sinh, kháng thể thú y vẫn do trực tiếp Cty BTV thực hiện, phía Cty RTD chỉ ký hợp đồng trên danh nghĩa.
80% số thuốc kháng sinh thú y sản xuất trái phép
Theo tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp, từ năm 2014 đến nay, mặc dù không được cấp phép sản xuất, nhưng hàng trăm nghìn sản phẩm thuốc thú y đã được Cty BTV đưa ra thị trường, cung cấp cho các nhà chăn nuôi mà không bị bất cứ cơ quan nào “sờ gáy”.
Chỉ tính riêng quý I/2016, đơn vị này đã tung ra thị trường 60.000 gói sản phẩm thuốc các loại mà chẳng chịu bất kỳ sự giám sát nào của các cơ quan chức năng về hàm lượng, chất lượng, giá trị của sản phẩm. Cho đến khi nhận được nguồn tin riêng, Phòng 5 - C49 Bộ Công an sau nhiều tháng mật phục “đánh án”, đã “khui” ra nhàng loạt vi phạm tại đây.
Hai sản phẩm thuốc thú y không được cấp phép vẫn được Cty BTV cố tình vi phạm, tung ra thị trường với số lượng lớn. Ả nh: KH.V
Thực tế điều tra của C49 Bộ Công an cho thấy, “nhà máy” sản xuất thuốc kháng sinh thú y là căn phòng tồi tàn, xập xệ, điều kiện vệ sinh vô cùng tệ hại, không có hệ thống kho bãi, phòng bảo quản, phòng xét nghiệm… Thế nhưng, điều lạ lùng là, ngày 18.1.2016, tại biên bản kiểm tra do Cục Thú y - Bộ NNPTNT do đầy đủ các thành viên, gồm: Bà Lê Thị Huệ - Phó phòng Quản lý thuốc (làm trưởng đoàn); ông Phùng Minh Phong - Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Viện Thú y Trung ương 1 (làm phó đoàn), ông Tạ Hoàng Long - Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương 1 - Cục Thú y - Bộ NNPTNT (là đoàn viên, thư ký).
Tại biên bản kiểm tra, các thành viên trong đoàn đã bất chấp mọi vi phạm về nhà xưởng, kho bãi, mặt bằng, điều kiện vệ sinh… tại đây, hạ bút kết luận: “Thiết kế và bố trí các khu vực phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất sự nhầm lẫn hoặc nhiễm chéo trong sản phẩm”, “Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu”, “có quy định về thu gom và xử lý rác thải”… Trong khi đó, thực tế cho thấy, cơ sở sản xuất thuốc thú y này còn không đáp ứng điều kiện sản xuất tối thiểu, không có phòng lạnh, phòng vô trùng, trang thiết bị thô sơ, hoen gỉ.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Phòng 5 - C49 Bộ Công an, cho biết: Cty BTV này hoạt động từ năm 2014, trong các mặt hàng kinh doanh, có đến 80% (9/11 loại) số thuốc kháng sinh cho gia súc, gia cầm không được cấp phép sản xuất nhưng vẫn được các đơn vị này gia công bán hàng loạt trên thị trường.
Theo số liệu khai báo của Cty BTV, năm 2015, công ty này xuất gần 61.000 gói thuốc thú y các loại; còn trong từ đầu năm 2016 đến ngày 18.4, công ty đã đã xuất gần 60.000 gói.
Lực lượng chức năng đã niêm phong kho hàng và đình chỉ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp này.
Theo quy định của Bộ NNPTNT, từ cuối năm 2013, tất cả các cơ sản xuất thuốc thú y, phải đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Tuy nhiên, Công ty BTV chưa lần nào được chứng nhận GMP nhưng vẫn “ung dung” sản xuất thuốc thú y từ năm 2014 đến nay để bán ra thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh trong cả nước, thu lãi nhiều tỉ đồng mà không phải chịu trách nhiệm trước chất lượng sản phẩm thuốc đòi hỏi phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng chuyên ngành.
Lao động