MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 "thế lực" quyết định giá xăng dầu năm 2022

24-11-2021 - 07:07 AM | Thị trường

2 "thế lực" quyết định giá xăng dầu năm 2022

Giá dầu đang giảm nhanh nhưng liệu giá xăng trên thế giới năm 2022 có giảm hay không? Điều đó phụ thuộc chủ yếu vào hai “nhóm” các nhà sản xuất hiện đang chật vật để tăng sản lượng dầu sau đại dịch: Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng đồng minh (OPEC+) và các công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ.

Ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu phản ứng chậm chạp trước việc nhu cầu tăng cao trong năm 2021 đã góp phần làm tăng chi phí năng lượng cũng như áp lực lạm phát trên toàn thế giới. Khi nền kinh tế phục hồi và mọi người trở lại tham gia giao thông đường bộ, đường sắt và đường hàng không, nhu cầu dầu toàn cầu đã phục hồi gần như trở lại mức trước đại dịch.

Trong khi đó, nguồn cung hồi phục chậm hơn nên không thể theo kịp nhu cầu. Ngành chế biến dầu đang phải rút dầu từ các kho dự trữ để chế biến.

Giá dầu Brent – tham chiếu cho thị trường thế giới – đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng gần chục năm, trên 86 USD/thùng. Một số nhà kinh tế cảnh báo dầu thô có thể vượt 100 USD/thùng và đe dọa sự phục hồi nhu cầu xăng dầu cũng như kinh tế thế giới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự kiến ​​thị trường dầu – ước tính hiện khoảng 100 triệu thùng/ngày - sẽ chuyển từ thiếu hụt hiện nay sang dư thừa trong quý đầu tiên của năm tới, với cung sẽ vượt cầu khoảng 1,1 triệu thùng/ngày, góp phần làm hạ nhiệt giá dầu. Cơ quan giám sát năng lượng này dự báo tình trạng dư cung sẽ giảm một phần nhiệt độ từ giá. Cơ quan giám sát năng lượng dự báo tình trạng dư cung có thể sẽ tăng lên 2,2 triệu thùng/ngày trong quý II.

Tuy nhiên, những dự báo đó phụ thuộc vào việc OPEC và các đồng minh sẽ duy trì việc tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/ngày theo lộ trình khôi phục dần sản lượng sau giai đoạn kiềm chế trong lúc đại dịch.

Nhưng báo cáo do IEA vừa công bố hôm 16/11 cho thấy OPEC + không đạt được mục tiêu sản xuất đề ra khi sản lượng trung bình trong tháng 9 và 10 thấp hơn khoảng 700.000 thùng/ngày so với mục tiêu đề ra, chủ yếu do các nhà sản xuất dầu hàng đầu ở khu vực Châu Phi, là Nigeria và Angola, do những vấn đề liên quan đến bảo trì và đầu tư, có thể ảnh hưởng đến sản lượng của năm 2022.

Nếu tình trạng sản xuất thiếu hụt vẫn tiếp diễn thì thị trường quý I/2022 sẽ không có chút dư thừa nào, khi đó tình trạng thắt chặt nguồn cung sẽ còn kéo dài.

IEA trong báo cáo mới nhất đã nâng dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2022 lên 79,40 USD/thùng, từ mức 76,8 USD dự báo trước đây, mặc dù cho biết nguồn cung tăng có thể giúp giảm bớt tình trạng thiếu hụt.

2 thế lực quyết định giá xăng dầu năm 2022 - Ảnh 1.

Giá dầu Brent trung bình giai đoạn 1946 – 2021 (Nguồn: Statista).

Công ty kinh doanh hàng hóa khổng lồ Trafigura mới đây cảnh báo về một "thị trường dầu rất khan hiếm" do đầu tư cho khai thác dầu giảm, một phần bởi xu hướng chuyển đổi ngành sang năng lượng xanh hơn, làm tăng thêm áp lực về giá.

Mỹ và một số nước tiêu thụ năng lượng lớn khác đã yêu cầu OPEC + tăng sản lượng nhanh hơn, nhưng nhóm đã từ chối do lo ngại Covid-19 có thể làm cho nhu cầu dầu một lần nữa suy yếu vào mùa đông ở bán cầu Bắc.

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý tới ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ - nơi đã cung cấp phần lớn mức tăng sản lượng ngoài OPEC trong thập kỷ qua.

Tại Hội nghị thượng đỉnh về giao dịch hàng hóa tuần này do Reuters tổ chức, Marco Dunand, giám đốc điều hành của Mercuria Energy Trading, cho biết: "Có một yếu tố mà bạn có thể có thể kỳ vọng tăng thêm công suất, đó là đá phiến ở Mỹ".

IEA báo ​​sản lượng dầu thô thô và khí tự nhiên (NGL) của Mỹ sẽ tăng mạnh 480.000 thùng/ngày trong quý 2 năm 2022 và tăng 1,1 triệu thùng/ngày trong cả năm 2022.

Dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thấp hơn so với dự báo của IEA. Theo đó, EIA cho rằng tổng sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước này quý 2/2022 sẽ twang 220.000 thùng, và tăng tốc trong 6 tháng cuối năm 2022, với mức tăng 1,25 triệu thùng/ngày đối với dầu thô và NGL trong cả năm 2022.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đá phiến đã phản ứng chậm hơn so với các đợt tăng giá trước đây. Các nhà đầu tư và cổ đông đã yêu cầu ngành dầu đá phiến phải quản lý vốn chặt chẽ hơn nhiều so với các chu kỳ bùng nổ giá trước đây, theo đó phạt các công ty đầu tư vào năng lực và thưởng cho những công ty trả cổ tức và giảm nợ.

Jeffrey Currie, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman Sachs cho biết: "Chúng ta đang ở mức giá 83 USD/thùng đối với dầu Brent và chúng tôi thấy số lượng giàn khoan (của Mỹ) không có sự đột biến lớn".

Các công ty đá phiến đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động và thiết bị, trong khi một số công ty đá phiến khác cho rằng nhu cầu vẫn còn quá nhiều yếu tố không chắc chắn nếu thúc đẩy sản lượng tăng nhanh.

William Berry, giám đốc điều hành của Continental Resources, cho biết: "Mức thu nhập gần đây vẫn còn khá mong manh", và "Tôi không nghĩ rằng có ai đó trong ngành sẽ sản xuất quá mức để cung cấp cho một thị trường còn rất nhiều yếu tố bất trắc."

Tham khảo: Refinitiv

Vũ Ngọc Diệp

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên