MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 thực phẩm "không đội trời chung" với bệnh dạ dày, trị bách phát bách trúng, chăm ăn mỗi ngày còn giảm ngay nỗi lo ung thư

27-10-2021 - 11:02 AM | Sống

Để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của vi khuẩn HP - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh dạ dày, nên chú ý tới các dấu hiệu nghi nhiễm của cơ thể. Đừng quên ăn nhiều 2 loại thực phẩm được mệnh danh là "cao thủ diệt khuẩn" sau đây.

Theo Cổng thông tin điện tử của Bệnh viện Bạch Mai, trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P). Đây là loại vi khuẩn được chính thức công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày.

Tỷ lệ này thấp hơn ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, và Úc… với khoảng 20 - 40% dân số. Trong khi đó, tại các quốc gia đang phát triển, bao gồm Việt Nam, thì tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P cao hơn rất nhiều.

Khi độ tuổi càng cao, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P càng tăng dần. Tại Việt Nam, có tới 80% những người ở độ tuổi từ 40 - 50 có nhiễm vi khuẩn này.

Vi khuẩn H.P - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày, thậm chí là ung thư

Có khoảng 80% người nhiễm vi khuẩn H.P không có triệu chứng cũng như không có biến chứng. Nếu không được phát hiện và điều trị, có khoảng 10 - 20% người bị loét dạ dày tá tràng và thậm chí có người bị ung thư dạ dày.

Vi khuẩn H.P có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày như là chứng khó tiêu chức năng, viêm cấp tính hoặc mạn tính niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, u lympho B lớp niêm mạc dạ dày…

Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, mọi người không chỉ chịu đựng sự đau đớn, buồn nôn, chán ăn… đến từ thể xác mà còn gặp ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần và cuộc sống thường ngày.

2 thực phẩm không đội trời chung với bệnh dạ dày, trị bách phát bách trúng, chăm ăn mỗi ngày còn giảm ngay nỗi lo ung thư - Ảnh 1.

Vi khuẩn này thường gây ra các triệu chứng dễ nhận ra như ợ chua, hôi miệng, tiêu chảy...

Một số triệu chứng nghi nhiễm Helicobacter pylori

1. Chứng ợ chua do trào ngược axit

Vi khuẩn Helicobacter pylori sống trong dạ dày nên sẽ kích thích tiết axit dịch vị khiến người bệnh có triệu chứng trào ngược axit, ợ chua.

2. Hôi miệng

Helicobacter pylori có thể gây khó tiêu cho dạ dày, thức ăn khi đi vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa, cộng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ chua sẽ khiến miệng có mùi hôi "đặc biệt". Vi khuẩn H.P tồn tại trong khoang miệng khiến tình trạng hôi miệng ngày càng gia tăng.

3. Tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy nặng, chúng ta phải hết sức cẩn trọng, tìm hiểu kỹ nguyên do. Nếu là do vi khuẩn Helicobacter pylori ảnh hưởng đến dạ dày thì triệu chứng sẽ tái đi tái lại nhiều lần, cần được điều trị kịp thời.

Nếu thường xuyên gặp 3 triệu chứng trên thì bạn cần đi khám bác sĩ nếu không muốn vi khuẩn H.P trở thành “quả bom hẹn giờ” trong dạ dày. Ngày mà nó “phát nổ”, nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng hiển hiện rõ ràng hơn.

2 loại thực phẩm là “thiên địch” của vi khuẩn H.P, rất hiệu quả trong trị bệnh dạ dày

Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn H.P hoặc gặp vấn đề về dạ dày, nên sử dụng nhiều 2 loại thức ăn là thiên địch sau đây, vừa giúp khử trùng, kháng viêm, vừa nâng cao sức khỏe dạ dày.

1. Mật ong

2 thực phẩm không đội trời chung với bệnh dạ dày, trị bách phát bách trúng, chăm ăn mỗi ngày còn giảm ngay nỗi lo ung thư - Ảnh 2.

Mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và bồi bổ dạ dày. Mỗi ngày sử dụng một chút mật ong có thể đem tới tác dụng chống viêm niêm mạc dạ dày.

Đây là thực phẩm rất tốt để điều trị bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày, đồng thời có tác dụng ức chế các ảnh hưởng đến từ vi khuẩn Helicobacter pylori.

2. Dầu olive

Đối với các bệnh ở dạ dày, dầu olive có thể giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh. Thành phần chính của loại dầu này là Acid oleic (Omega-9) có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn. Chất polyphenol trong dầu olive cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP gây ra các bệnh lý ở dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh.

2 thực phẩm không đội trời chung với bệnh dạ dày, trị bách phát bách trúng, chăm ăn mỗi ngày còn giảm ngay nỗi lo ung thư - Ảnh 3.

Dầu olive có thể hỗ trợ, nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh dạ dày. Ảnh: Pinterest

Chính vì vậy, sử dụng dầu olive mỗi ngày có thể cải thiện được sức khỏe đường ruột, dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung.

Lưu ý chung: Nên duy trì khẩu phần ăn với nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Các loại rau và quả: quả anh đào, ớt chuông, cà rốt, súp lơ, táo, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu đen, dâu tây, bắp cải, củ cải, bông cải xanh, rau lá xanh (cải xoăn, rau bina).

Những loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như: sữa chua, rượu kefir, dưa cải bắp, kim chi.

Một số thực phẩm khác: dầu olive, các loại dầu thực vật khác, trà xanh khử cafein, cam thảo, nghệ.

Những loại thực phẩm này đều hỗ trợ bảo vệ và kích thích hệ thống miễn dịch đồng thời giúp chống lại những nhiễm trùng trong cơ thể. Do vậy, chúng cũng có thể kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn HP, hỗ trợ bảo vệ và ngăn ngừa căn bệnh ung thư dạ dày.

*Tổng hợp

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên