MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

26 tuổi đi làm cho hết trách nhiệm: Tôi nhận ra chẳng việc gì phải cố gắng hay tin vào những lời hứa hão huyền của sếp

18-10-2023 - 11:35 AM | Lifestyle

Mọi người thường đánh giá lao động trẻ không làm việc chăm chỉ, nhưng câu chuyện lại hoàn toàn khác ở góc độ người đi làm công ăn lương.

26 tuổi đi làm cho hết trách nhiệm: Tôi nhận ra chẳng việc gì phải cố gắng hay tin vào những lời hứa hão huyền của sếp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

*Bài viết dựa trên cuộc phỏng vấn của tờ Business Insider với cô Gabrielle Judge, một nhà sáng tạo nội dung 26 tuổi. Nội dung bài đã được điều chỉnh cho phù hợp về độ dài cũng như tính xác thực.

Nghỉ việc trong im lặng (Quiet quitting) là thuật ngữ mới xuất hiện dùng để nói về những nhân sự chỉ làm công việc trong phạm vi họ được trả tiền để thực hiện mà không cố gắng thêm bất kỳ công việc nào, kể cả các hoạt động giao lưu, ngoại khoá nơi làm việc.

Đi làm cho hết trách nhiệm (Acting Your Wage) là thuật ngữ ám chỉ xu hướng đi làm chỉ bỏ công sức đúng với số lương được nhận. Người lao động trên toàn cầu đang suy ngẫm lại về công sức của mình trong công việc. Thay vì nỗ lực cố gắng hết mình để thăng tiến sự nghiệp, họ chỉ làm việc đúng với số lương mình được nhận.

Tôi đã “Nghỉ việc trong im lặng” (Quiet Quitting) trong công việc gần đây và đó là điều tuyệt vời nhất mà bản thân đã từng làm trong cuộc đời sự nghiệp đầy tính chuyên nghiệp của mình.

Bất kể mọi người có đánh giá điều đó thế nào thì với tôi, chuyện nghỉ việc trong im lặng giúp hoàn thành trách nhiệm công việc đúng như những gì được trả tiền mà không phải cố gắng quá sức để rồi chẳng nhận được lại thành quả xứng đáng.

Khi tôi trở thành một quản lý cho dự án phát triển phần mền thì tôi luôn lựa chọn những hợp đồng hay công việc mà bản thân có thể không cần cố gắng mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ. Tôi không muốn cống hiến hết toàn bộ sức khỏe tinh thần lẫn thể xác cho công ty, do đó tôi luôn khéo chọn những công việc dễ mà chẳng có nhiều thách thức để làm.

Tôi vẫn đến công ty để làm những công việc mà tôi được trả lương, nhưng chỉ thế thôi và không gì hơn. Tôi không muốn nhận thêm trách nhiệm hay cố chứng minh điều gì chỉ để theo đuổi cơ hội được tăng lương mà tôi cho rằng nằm ngoài tầm với.

26 tuổi đi làm cho hết trách nhiệm: Tôi nhận ra chẳng việc gì phải cố gắng hay tin vào những lời hứa hão huyền của sếp - Ảnh 2.

1 năm rưỡi “nghỉ việc”

Tôi đã dành 1 năm rưỡi để “nghỉ việc trong im lặng” như vậy đấy và điều đó thật tuyệt vời. Tôi không phải quá cố gắng vì công việc mà chỉ làm đủ sức, nhận mức lương đủ sống.

Tôi chẳng phải bận tâm tham dự các buổi tiệc tùng hay gặp mặt cùng đồng nghiệp, cũng không nhận thêm các dự án ngoài nhiệm vụ chính, hạn chế làm thêm giờ và chắc chắn là sẽ chẳng thay đổi thói quen sinh hoạt chỉ để chạy theo giờ giấc công việc.

Tôi chỉ dành chừng đó thời gian để làm lượng công việc được trả lương theo đúng quy định, hay nói một cách khác là chỉ làm cho hết trách nhiệm (Acting Your Wage).

Thậm chí khi bị đòi hỏi cố gắng làm việc nhiều hơn mà chẳng được tăng lương hay có thêm lợi ích nào ngoài những lời hứa hão huyền, tôi đã bỏ công việc quản lý đó. Câu chuyện một lý lịch làm việc đẹp hay tương lai rộng mở quá xa vời với tôi.

Thêm nữa, nghề tay trái sáng tạo nội dung của tôi đang có nhiều tiến triển nên tôi cũng bỏ việc để làm theo những gì mà mình cho là chính xác.

Chăm chỉ không bằng làm sếp vui

Một lý do nữa khiến tôi “nghỉ việc trong im lặng” là đôi khi tôi cảm thấy có quá ít thăng tiến trong sự nghiệp. Công ty hứa hẹn với bạn nhiều thứ nhưng chẳng phải ai cố gắng hết mình cũng được tăng lương hay lên chức. Mọi thứ sẽ tùy thuộc vào quyết định của sếp chứ không phải kết quả làm việc của bạn.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều bạn trẻ của thế hệ mình cố gắng làm việc chăm chỉ để rồi chẳng nhận lại được thành quả xứng đáng, hoặc có chăng chỉ là một chút phần thưởng cho sự tận tụy đó.

Mỗi khi giới trẻ chúng tôi đòi hỏi tăng lương là lại bị yêu cầu chứng minh khả năng của bản thân chỉ để có “cơ hội” xem xét nâng lương.

Tôi cảm thấy rằng những người làm sếp nên thôi hão huyền và đi thẳng vào thực tế. Họ chỉ cần cho chúng tôi viết là công ty có đủ tiền để nâng lương hay không, cần làm những gì để được nâng lương mà thôi.

26 tuổi đi làm cho hết trách nhiệm: Tôi nhận ra chẳng việc gì phải cố gắng hay tin vào những lời hứa hão huyền của sếp - Ảnh 3.

Đừng đưa ra những cam kết hão huyền về tương lai tươi sáng, thứ quá xa vời mà đôi khi chẳng tồn tại.

Giới trẻ thực tế

Giới trẻ giờ đây ngày càng thực tế và chẳng thể làm hài lòng bằng việc bán những ước mơ viển vông nữa, thay vào đó là những lợi ích thực tế hiện hữu.

Tôi đã 26 tuổi và là lứa già nhất của Gen Z nên đã chứng kiến rất nhiều bài học từ những thế hệ Millenial đi trước.

Mọi người cho rằng thế hệ trẻ chúng tôi không muốn làm việc chăm chỉ hay trở nên xuất sắc trong sự nghiệp, nhưng đó không phải ý nghĩa thực sự của xu thế “nghỉ việc trong im lặng”.

Sự thật là giới trẻ đã phải chứng kiến thế hệ Millenial phải làm việc cực khổ, hy sinh nhiều thứ từ sức khỏe đến cuộc sống cá nhân để rồi không phải ai cũng nhận lại trái ngọt. Bởi vậy giờ đây các doanh nghiệp rất khó bán những giấc mơ viển vông cho người lao động trẻ.

Chúng tôi hoàn toàn nhìn thấy và nhận ra công việc thực tế như thế nào và những gì bạn nhận lại được là gì.

Chúng tôi hiểu rằng người lao động chỉ là một con số với các nhà tuyển dụng và cho dù có cố gắng vượt mức hay chứng tỏ được bản thân thì điều đó cũng không chắc chắn về việc tăng lương hay thậm chí là không bị đuổi việc.

Hãy làm thêm

Tôi không khuyến khích mọi người rũ bỏ trách nhiệm công việc hay lười biếng mà chỉ muốn người lao động cảm thấy tự do làm trong khuôn khổ trách nhiệm, đồng thời có quyền từ chối giờ làm thêm.

Nếu bạn cảm thấy thu nhập không đủ hoặc không an toàn thì hãy làm thêm nghề tay trái thay vì cố gắng cho một tương lai không chắc chắn.

26 tuổi đi làm cho hết trách nhiệm: Tôi nhận ra chẳng việc gì phải cố gắng hay tin vào những lời hứa hão huyền của sếp - Ảnh 4.

Suy cho cùng, “nghỉ việc trong im lặng” hướng đến sự cân bằng trong cuộc sống, đó là điều mà thế hệ Millenial đi trước bỏ lỡ và thế hệ Gen Z đang cố gắng xây dựng nên.

Chúng tôi muốn làm việc nhưng cũng muốn có cuộc sống riêng và “nghỉ việc trong im lặng” là một lựa chọn.

Những người sếp nên có nhiều cuộc trò chuyện với nhân viên của mình hơn bởi chỉ khi người lao động cảm thấy đồng lương xứng đáng với những gì họ bỏ ra thì tình trạng làm cho hết trách nhiệm mới chấm dứt.

*Nguồn: BI

Theo Băng Băng

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên