3 biểu hiện của kẻ như "sói đội lốt cừu" cần tránh xa trong mọi mối quan hệ, cẩn thận bị hại trắng tay mà không hay biết
Ở lâu mới biết lòng người đúng sai, nhưng cẩn trọng trước những biểu hiện khó lường sau đây thì không bao giờ thừa.
- 10-09-20197 cơ hội "đổi vận" để sớm ngày công thành danh toại: 18, 23, 30, 37, 45, 52 và 65 tuổi! Không biết nắm bắt chỉ có thể lỡ dở cả đời
- 09-09-2019Một lần từ thiện hơn 8 tỷ đô nhưng giá tiền chiếc đồng hồ trên tay của vị tỷ phú này mới là thứ khiến cả Bill Gates và Warren Buffett phải ngưỡng mộ
- 06-09-2019Càng bủn xỉn keo kiệt với 2 thứ sau lại càng dễ giàu có, người thành công nào cũng gật đầu công nhận
Hiện nay, rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống và cũng chỉ đánh giá dựa vào ấn tượng cảm quan đầu tiên. Hai nhà tâm lý học David Napolitan và George Goethals đã thực hiện thí nghiệm về hiện tượng này vào năm 1979 khi để các sinh viên trường Williams College nói chuyện với một người phụ nữ. Trước đó, họ nói cho một nửa sinh viên biết rằng, người phụ nữ này đã được chỉ thị khi thì tỏ thái độ xa lánh, khi thì thích chỉ trích, khi thì quan tâm, khi thì rất hòa đồng. Một nửa sinh viên còn lại lầm tưởng đó là hành động tự nhiên.
Sau khi nhận về kết quả cảm nhận sau buổi nói chuyện, giữa hai nhóm sinh viên hoàn toàn không có sự khác biệt nào cả. Các sinh viên bỏ qua thông tin đó. Nếu người phụ nữ cư xử hòa đồng thì họ cho cô là người biết quan tâm và dễ gần. Nếu cô có vẻ khó chịu thì họ kết luận rằng cô là người lạnh lùng. Nói cách khác, các sinh viên cho rằng biểu hiện hành xử của cô có khuynh hướng thiên về tính cách mặc dù họ đã được báo trước là cô hành động theo chỉ thị và sắp xếp từ trước để phục vụ cho cuộc thí nghiệm.
Nếu cuộc sống chỉ toàn những người đơn thuần, trong ngoài như một thì cổ nhân đã chẳng dạy chúng ta: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm."
Câu đối này có nghĩa là "Vẽ cọp vẽ da, khó vẽ xương. Biết người biết mặt, khó biết lòng". Khi vẽ con hổ, bạn chỉ có thể vẽ da của nó nhưng sẽ không thể vẽ được xương hổ, tương tự như ta có thể tiếp xúc với một người nhưng không thể biết được tính cách thật bên trong của người đó như thế nào.
Kho tàng ca dao tục ngữ của chúng ta cũng có những câu tương tự như vậy, "Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người" hay "Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong", để giúp chúng ta học cách nhìn thẳng vào bản chất sự thật chứ không phải biểu hiện bề ngoài tô vàng nạm ngọc.
Đặc biệt là với những người có 3 xu hướng hành vi sau đây là kẻ "sói đội lốt cừu", giỏi che giấu tâm lý thật sự của mình, thích ngụy trang bản thân bằng những chiếc mặt nạ ngây thơ, thiện lương nhất.
1. Giỏi khống chế cảm xúc
Trong các bộ phim truyền hình, những nhân vật phản diện được đóng khung trong tạo hình âm trầm, thâm hiểm và đen tối, rất dễ nhận ra sau vài lần quan sát. Nhưng trong hiện thực, khi mỗi cá thể trong xã hội đeo cho mình cả chục lớp mặt nạ khác nhau, những người thể hiện tính cách ra mặt như thế lại không quá nguy hiểm. Còn những ai giỏi khống chế cảm xúc, luôn giấu nhẹm mọi suy nghĩ, ý đồ trong lòng, chẳng bao giờ bộc lộ ra ngoài mới là đáng sợ nhất.
Có khi họ cười, nhưng trong lòng bực tức. Có khi họ thân thiện niềm nở, nhưng trong lòng âm thầm ghi thù đối phương. Không đọc hiểu được cảm xúc của họ thì chúng ta cũng chẳng thể biết họ đang nói đúng hay sai, khó có thể đặt trọn lòng tin tưởng.
2. Dám làm mọi cách để đạt được mục tiêu
Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và các loài động vật khác là khả năng suy nghĩ và nguyên tắc kỷ luật. Chúng ta không làm mọi chuyện dựa trên dục vọng, ý thích đơn thuần mà tự xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đạo lý và nguyên tắc đạo đức để tự ràng buộc chính mình. Đó có thể là đức tin, là pháp luật, là nguyên tắc sống của mỗi người.
Những người dám bất chấp tất cả hòng đạt được mục đích của mình, cho dù việc đó vi phạm các quy chuẩn kỷ luật, thì ẩn chứa mức độ nguy hiểm không nhỏ. Họ rất có thể chấp nhận tổn thương người khác nếu sự tồn tại của đối phương ảnh hưởng tới mục tiêu cũng như lợi ích riêng trong tay. Không có quy tắc, họ làm việc không bị trói buộc, cũng chẳng phân biệt đúng sai.
3. Hướng đến quyền thế, địa vị
Cùng với xu hướng hành vi thứ hai, để đạt được càng nhiều mục tiêu và lợi ích, họ sẽ càng hướng đến quyền thế và địa vị trong xã hội. Trong đời sống hàng ngày, những chú sói đội lốt cừu sẽ âm thầm tính toán để thu hoạch quyền lợi trong một đoàn thể, xây dựng trọng lượng và tầm ảnh hưởng của bản thân.
Ở một vài phương diện, họ sẽ thể hiện sự cường thế có phần áp đặt của mình với ý kiến cá nhân đưa ra, mong muốn dẫn dắt mọi người tuân theo con đường mà bản thân vạch sẵn. Nếu không, cảm xúc của họ dễ dàng trở nên bực dọc, cáu kỉnh.
Thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết lòng người chẳng ngay. Đây đều là những biểu hiện không dễ để nhận ra, cần chúng ta quan sát kỹ càng mỗi ngày để dần dần tìm hiểu và cẩn trọng khi kết giao những mối quan hệ thân thiết kẻo tin lầm người, đánh mất tất cả.