3 bộ phận của tôm không nên ăn
Dưới đây là những bộ phận của tôm được khuyến cáo không nên ăn thường xuyên.
- 19-11-2022Nhiều người vô tư ăn mỳ tôm mà không biết có thể mắc "cả tỷ bệnh nguy hiểm"
- 01-11-2022Rộ thông tin "tôm càng được bơm tạp chất thạch rau câu càng tốt cho sức khỏe": Chuyên gia nói gì?
- 11-03-2022Video hút 13 triệu view quay cận cảnh con tôm hùm "hiếm có khó tìm" trên thế giới, hành động sau đó của chàng ngư dân khiến ai cũng vỗ tay ào ào
Tôm là thực phẩm được nhiều bà nội trợ yêu thích vì ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng. Tôm giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, omega3, tập trung nhiều nhất ở thịt tôm. Những người sức khỏe kém cần bổ sung canxi, chất đạm, thì tôm là lựa chọn hàng đầu.
Tuy tôm giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải bộ phận nào của tôm bạn cũng có thể ăn được. Dưới đây là 3 bộ phận của tôm nên hạn chế hoặc có thể bỏ không nên ăn.
Những bộ phận của tôm không nên ăn
Đầu tôm
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Health cho biết, nhiều người cho rằng, ăn đầu tôm sẽ giúp sáng mắt nhưng một số nghiên cứu cho thấy, điều này không hoàn toàn đúng mà ngược lại, ăn nhiều đầu tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong đó, đầu tôm không mang lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong cơ thể. Vì vậy, nên hạn chế ăn đầu tôm nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Vỏ
Báo VnExpress dẫn lời phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm.
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to.
Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Suy nghĩ sai lầm khi ăn tôm
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời tư vấn của ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều bà mẹ thấy con ho là kiêng không cho trẻ ăn tôm, không ăn các chất tanh như cua, cá và nhất là thịt gà…. Điều đó là hoàn toàn sai lầm.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải, ho là do bệnh lý chứ không phải do ăn uống. Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm hay cua, cá thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho. Ngược lại, trong tôm, cua, cá rất giàu chất đạm và dễ tiêu hóa. Vì vậy, kiêng các loại chất ăn mà dân gian thường nói là chất tanh khi trẻ bị ho là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
VTCnews