3 cách "hack" não mà lãnh đạo nào cũng cần phải biết
Não bộ đang không hoạt động hết khả năng của mình, nó luôn hướng ta tới thứ an toàn, chuẩn mực, các nhà lãnh đạo cần biết cách thoát khỏi vùng an toàn để cải thiện bản thân và dẫn đầu tập thể.
- 27-09-2016Đừng vội mừng khi sắp được lên sếp, bạn đã biết bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo tốt chưa?
- 26-08-2016Bị hắt hủi và kỳ thị khi còn là một đứa trẻ, cô gái 21 tuổi đã trở thành nhà lãnh đạo và làm những việc ai cũng nể phục!
Là con người, chúng ta chỉ đang sống trong một góc nhỏ những gì chúng ta có thể làm được. Não bộ con người luôn có xu hướng so sánh với những thứ đang tốt nhất trên thế giới, mặc dù khả năng của nó vượt xa những gì chúng ta có thể nghĩ tới, thế nhưng chúng ta đang bị giới hạn bởi chính bản thân mình.
Mặc dù vậy, một bộ phận nhỏ người trên thế giới có khả năng sử dụng nhiều hơn não bộ của mình, họ có thể "hack" não và bắt chúng làm những gì họ mong muốn và trở thành một người hoàn thiện hơn.
Thế nhưng, không phải ai cũng có được những khả năng "thiên tài" đó, chúng ta phải đưa não qua các hoạt động tập luyện để tăng khả năng làm việc , suy nghĩ tốt hơn...
Não bộ đang hoạt động không theo ý chúng ta
Trải qua hàng chục nghìn năm phát triển, não bộ con người đã thay đổi dần để hướng tới những thứ hoàn thiện, tốt đẹp hơn. Chúng ta khao khát có được hạnh phúc, sự an toàn cũng như che chở. Mặc dù vậy, chúng ta có xu hướng sợ hãi những thứ nằm ngoài khả năng, rủi ro hay không mang lại lợi ích gì cho bản thân.
Ở khía cạnh tiến hoá, tính chất này của não bộ khiến chúng ta tồn tại tốt hơn trong tự nhiên giống với những gì mà tổ tiên chúng ta đã làm hàng chục nghìn năm về trước. Thế nhưng ở thế giới phát triển hiện tại, chúng đang cản trở con người khi mọi thứ đều yêu cầu sự đấu tranh, thử thách, thứ mà chỉ có ở những vùng "nguy hiểm" trong não bộ.
Chúng ta nên làm gì?
Mặc dù não bộ luôn hướng tới những thứ an toàn và đi ngược lại ước nguyện của mỗi người, thế nhưng chúng vẫn sở hữu những khả năng tiềm ẩn lớn, những thay đổi lớn chờ người dám thay đổi. May mắn thay, có một cách thức để tiếp cận được vùng não bộ ẩn này.
Sự kì diệu của não bộ
Các nhà sinh vật học đã khẳng định rằng việc các tế bào trong cơ thể giữ nguyên trạng thái ngày qua ngày là điều không thể. Chúng ta thay đổi hàng ngày, già đi hay gặp các vấn đề trong sức khoẻ... Nguyên tắc trên cũng đúng với não bộ, mỗi người có khoảng 100 tỷ neuron thần kinh, chúng phải tự chọn lựa số phận cho mình, hoặc phát triển hoặc yếu dần rồi tự diệt vong.
Với luyện tập, chúng ta có thể hướng não bộ tới những hoạt động tốt hơn cho dù chúng có ngày một lão hoá, tận dụng tối đa những gì có sẵn. Dưới đây là cách thức để làm điều đó.
1. Luôn giữ sự tò mò
Sự tò mò là một thứ có ích cho não bộ, nó kích thích nhu cầu nhận thức bên trong mỗi người. Nhu cầu này có thể tới từ sự tìm hiểu bản thân hay nhu cầu tìm hiểu những gì diễn ra xung quanh.
Hãy thử tưởng tượng bạn có một bản sao nhưng bạn không được làm gì cả, chỉ được theo dõi phiên bản sao này làm các thứ như ngày bình thường vẫn diễn ra. Cách thức này giúp cho bạn thoát khỏi sự tự động mà bạn vẫn mắc phải mỗi ngày. Ở một góc nhìn khác, có bao giờ bạn thử hỏi rằng "liệu mọi thứ sẽ ra sao nếu mình không làm thế?". Giả sử bạn thức dậy và ăn một bữa sáng, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc rằng sẽ ra sao nếu bạn không làm thế?
Nhưng, con người quá cầu toàn, chúng ta luôn hướng tới những thứ an toàn mà quên mất rằng cơ hội còn rất nhiều ở ngoài kia. Đó cũng là nguyên nhân khiến não của bạn "ì" vì chúng được thiết lập để tự động hóa làm một số công việc mỗi ngày.
Trong cuộc sống thật, với những người lãnh đạo cũng vậy. Sẽ ra sao nếu bạn không làm mọi việc như thường ngày vẫn làm? Liệu bạn có nắm bắt được cơ hội mới hay sẽ gặp muôn vàn thách thức mới?
2. Học cách sử dụng những khoảng ngừng
Để có thể vượt qua được suy nghĩ tự động mà bạn thiết lập mỗi ngày, bạn cần có những khoảng dừng trước khi hành động một thứ gì đó. Lựa chọn này giúp cho bạn điều khiển được hành động của bản thân thay vì tự làm mọi thứ như não bộ sai khiến.
Hãy tưởng tượng bạn chơi một trò chơi phức tạp và cần dừng lại để suy nghĩ xem nên làm gì tiếp trong trò chơi này. Cuộc sống cũng vậy thôi, đứng trước các quyết định, não bộ luôn chọn những thứ có xu hướng an toàn, thế nhưng dừng lại, đánh giá vấn đề để xem đâu là thứ bạn cần làm hơn.
Chỉ cần vài giây suy nghĩ thôi, mọi thứ có thể khác biệt hoàn toàn. Không những quyết định của bạn đưa ra chính xác hơn mà nó còn mang lại cho bản thân nhiều cơ hội mới hay sự chắc chắn trong quyết định ban đầu. Bạn sẽ nhanh chóng làm chủ khả năng giải quyết vấn đề, điều khiển các mục tiêu theo ý mình.
Để làm được điều này hiệu quả, trước hết hãy xác định xem bạn muốn cải thiện phần nào cuộc sống của mình. Tiếp theo sau khi làm những hành động liên quan tới phần này, hãy nghĩ tới những thứ có thể thay đổi, những thứ sẽ mang lại cơ hội mới cho mình.
3. Hiểu mình làm gì
Trước hết, hãy luôn nhớ mục đích bạn đang theo đuổi, cho dù nó là gì đi chăng nữa. Xã hội hiện đại có xu hướng triệt tiêu mục đích của bạn, hãy ghi nhớ nó và theo đuổi nó đến cùng.
Cuộc sống không phải là cuộc thi xem ai có nhiều ý kiến nhất, ai "dìm hàng" được người khác nhiều nhất, cuộc sống của mỗi người là thứ người đó phải chân trọng, phải thay đổi để hoàn thiện hơn.
Trí thức trẻ