MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 kiểu dùng thớt được đầu bếp nổi tiếng mạng xã hội cảnh báo dễ gây thương tích, nhiễm khuẩn chéo, tiếc là gia đình nào cũng phạm phải ít nhất một điều

12-11-2021 - 11:36 AM | Sống

3 kiểu dùng thớt được đầu bếp nổi tiếng mạng xã hội cảnh báo dễ gây thương tích, nhiễm khuẩn chéo, tiếc là gia đình nào cũng phạm phải ít nhất một điều

Đầu bếp Phan Quang Cường (Chef Hoshi Phan) mới đây có những chia sẻ về thói quen dùng thớt thường gặp khiến gia đình Việt dễ gặp họa.

Là vật dụng không thế thiếu trong nhà bếp, thớt giúp bạn chặt thái thịt cá, thái băm rau củ quả... siêu dễ dàng. Thế nhưng đồ dùng quen thuộc này cũng có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn, là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho cả gia đình bạn. Thậm chí, trong quá trình chế biến đồ ăn trên thớt, bạn có nguy cơ gặp họa thương tích do chưa biết dùng thớt đúng cách.

Mới đây, đầu bếp Phan Quang Cường (Chef Hoshi Phan, CEO - Founder hệ thống Sushi Way) - một đầu bếp trẻ rất nổi tiếng trên các ứng dụng mạng xã hội chia sẻ những lưu ý khi dùng thớt để tránh nguy cơ thương tích và nhiễm khuẩn không đáng có, mẹ nội trợ nào cũng nên dắt túi ngay:

1. Không có khăn ướt dưới thớt khi thực hiện băm chặt... thực phẩm

Theo đầu bếp Phan Quang Cường, bình thường trong lúc chúng ta sử dụng thớt, thớt rất hay bị chệch hướng, chạy chệch sang bên này bên kia. Điều này rất nguy hiểm, có thể làm dao thái chặt vào tay, gây ra thương tích không đáng có.

Chuyên gia cho rằng, để khắc phục tình trạng này, rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn đem vắt khô rồi đặt bên dưới thớt. Lúc này, thớt sẽ được cố định và không bị chạy nữa. Thế là bạn vừa thực hiện các thao tác trên thớt dễ dàng vừa phòng tránh những thương tích không đáng có có thể xảy ra.

3 kiểu dùng thớt được đầu bếp nổi tiếng mạng xã hội cảnh báo dễ gây thương tích, nhiễm khuẩn chéo, tiếc là gia đình nào cũng phạm phải ít nhất một điều - Ảnh 1.

Bình thường trong lúc chúng ta sử dụng thớt, thớt rất hay bị chệch hướng, chạy chệch sang bên này bên kia.

2. Thái đồ sống và đồ chín trên cùng một thớt

Đầu bếp Phan Quang Cường nhận định, tuyệt đối không nên chế biến đồ sống và đồ chín trên cùng một thớt. Nguyên nhân bởi nếu sử dụng chung như vậy sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn chéo. "Vi khuẩn trong đồ sống có thể xâm nhập vào đồ chín, dẫn đến tình trạng đau bụng, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm, phải đi bệnh viện", chuyên gia chỉ rõ. Chuyên gia cho rằng, chị em nên sử dụng đồ sống và đồ chín trên 2 thớt khác nhau. Tuyệt đối không sử dụng thớt thái đồ sống để thái đồ chín và ngược lại.

Trả lời thêm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Sinh học Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) chia sẻ, khi thái đồ sống vào thớt, nguy cơ vi khuẩn từ mặt thớt hình thành sẽ tấn công sang đồ chín được thái lên thớt sau đó. Nếu sau đó dùng đồ chín ăn luôn thì nguy cơ nhiễm khuẩn chéo thực sự khó lường. Chưa kể, hành động này trông rất mất vệ sinh.

3 kiểu dùng thớt được đầu bếp nổi tiếng mạng xã hội cảnh báo dễ gây thương tích, nhiễm khuẩn chéo, tiếc là gia đình nào cũng phạm phải ít nhất một điều - Ảnh 2.

Tuyệt đối không nên chế biến đồ sống và đồ chín trên cùng một thớt.

Ngược lại, khi dùng đồ chín thái trước sau đó mới thái đồ sống, đồ sống sau đó mới được nấu chín lên thì nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn nhưng hương vị món ăn ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng hàm lượng dinh dưỡng. Còn nếu thái xong đem cất đi vào tủ lạnh cũng có thể sản sinh vi khuẩn gây bệnh. Đó chính là lý do chúng ta không nên dùng một chiếc thớt để thái chung đồ sống lẫn đồ chín mà nên dùng thớt riêng, vừa vệ sinh vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả gia đình.

3. Dùng thớt nhiều năm không thay 

Đầu bếp Phan Quang Cường cho rằng, việc sử dụng thớt liên tục từ năm này qua năm khác không hề tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất là thay thớt sau khi sử dụng theo định kỳ từ 6-8 tháng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả gia đình.

3 kiểu dùng thớt được đầu bếp nổi tiếng mạng xã hội cảnh báo dễ gây thương tích, nhiễm khuẩn chéo, tiếc là gia đình nào cũng phạm phải ít nhất một điều - Ảnh 3.

Việc sử dụng thớt liên tục từ năm này qua năm khác không hề tốt cho sức khỏe.

Giải thích thêm vì lý do nên thay thớt theo định kỳ 6-8 tháng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đặc biệt nhấn mạnh đối với thớt gỗ. Đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt. Nếu chỉ rửa sạch rồi treo lên trong nhà bếp cho khô thì thớt lúc này vẫn không đảm bảo được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Chưa kể việc treo trong nhà bếp gần chỗ bồn rửa hay khu vực ẩm ướt, thớt gỗ càng khó có thể khô cong được. Điều này khiến thớt gỗ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn sinh bệnh cũng như dễ bị nấm mốc tấn công.

Tốt nhất, sau khi rửa sạch thớt gỗ bằng nước rửa và dụng cụ vệ sinh, mọi người nên đem thớt đi phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Ngay cả khi đảm bảo khâu vệ sinh thớt vẫn cần chú ý thay thớt theo định kỳ, tránh rước bệnh vào thân.

Theo TH

Nhịp sống Việt

Trở lên trên