3 kiểu gắn kết các mối quan hệ, chuyên gia chỉ ra cách khôn khéo nhất để tránh rắc rối
Khi đã biết mình đang mang phong cách gì, dù là lo lắng hay trốn tránh, hãy cố gắng thay đổi về phong cách an toàn, để tận hưởng các mối quan hệ trọn vẹn nhất.
- 12-10-2022Tưởng "hời" vì mua được nhà giá chỉ bằng cốc cà phê, nhiều người phải vỡ mộng, chấp nhận mất thêm tiền để bán lại
- 12-10-2022Cụ ông 75 tuổi tự du lịch châu Âu, 105 tuổi lấy bằng tiến sĩ: Tự do là trường thọ!
- 12-10-2022Từng kiếm "bộn tiền" từ phim "Home Alone", sau 32 năm nam chính giờ có cuộc sống ra sao?
- 03-10-20223 kiểu người bạn nên gắn bó bền chặt trong đời, chọn đúng thì cuộc sống thăng hoa rất nhanh
Khi đã biết mình đang mang phong cách gì, dù là lo lắng hay trốn tránh, hãy cố gắng thay đổi về phong cách an toàn, để tận hưởng các mối quan hệ trọn vẹn nhất.
Phong cách gắn kết của mỗi người đều được hình thành và phát triển trong thời thơ ấu bởi mối quan hệ với đấng sinh thành, dưỡng dục.
Theo lý thuyết về sự gắn kết, được phát triển lần đầu tiên bởi nhà tâm lý học Mary Ainsworth và bác sĩ tâm thần John Bowlby vào những năm 1950, chúng ta sẽ có xu hướng tái phản ánh những gì mà cha mẹ - hoặc những người chăm sóc tác động tới mình từ khi còn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong những năm đầu đời, việc gắn kết như thế nào chưa thực sự là vấn đề đáng bận tâm, tuy vậy, về sau này, khi ta phải nghiêm túc xem xét các mối quan hệ của bản thân, khi đó phong cách gắn kết mới thể hiện ý nghĩa nhất định.
3 phong cách gắn kết chính: Bạn thuộc phong cách nào?
Lý thuyết gắn kết mang nhiều sắc thái, giống như con người. Mặc dù nếu xét đầy đủ sẽ gồm 4 phong cách, nhưng về tổng quát chỉ có 3 phong cách chính gồm: lo lắng, trốn tránh và an toàn.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mang phong cách gắn kết an toàn sẽ có những mối quan hệ lành mạnh nhất và đó là kiểu người mà mọi người nên phấn đấu trở thành.
Hiểu rõ phong cách của bản thân – cùng với các đặc điểm cụ thể đi kèm khác - có thể giúp ta kiểm soát cách chính mình tác động tới người khác, đặc biệt là trong các tình huống căng thẳng.
1. Phong cách “lo lắng”
Phong cách gắn kết này được đặc trưng bởi mối lo rằng người kia, cho dù là bạn bè hay thành viên trong gia đình, sẽ không đáp ứng được những mong muốn của bản thân bạn.
Điều này thường xảy ra khi một đứa trẻ biết rằng người chăm sóc hoặc cha mẹ của chúng không đáng tin cậy và không thường xuyên chăm nom, đáp ứng được đủ các nhu cầu của đứa trẻ đó.
Phong cách này thường mang lại cảm giác không đáng công sức, nhưng nhìn chung lại đánh giá người khác một cách tích cực. Kết quả là, những người mang phong cách này cố gắng tự chấp nhận bản thân bằng cách gắn giá trị của mình với sự chấp thuận từ các mối quan hệ của họ.
Hiểu được điều này sẽ giúp thay đổi những diễn tiến trong các mối quan hệ hiện tại của từng người. Thay vì đòi hỏi, mong muốn nhiều hơn, để rồi cảm thấy bị từ chối và không được trọng vọng, ta có thể tự làm chủ và nhắc nhở bản thân.
2. Phong cách “trốn tránh”
Những đứa trẻ thuộc nhóm này có xu hướng tránh tương tác với cha mẹ, và ít hoặc không thể hiện sự đau khổ khi có sự chia ly. Đứa trẻ có thể tin rằng nó không/không thể phụ thuộc vào mối quan hệ đó.
Phong cách trốn tránh thể hiện ở những người trưởng thành luôn giữ hình ảnh tích cực về bản thân và hình ảnh tiêu cực về người khác. Họ chọn né tránh các mối quan hệ gần gũi và thân thiết, để giữ được cảm giác độc lập và không bị tổn thương. Đó là một cách để che giấu bản thân, không thực sự bộc lộ nhiều về con người mình.
Người mang phong cách trốn tránh sẽ luôn gặp trắc trở với việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và xúc cảm. Họ thường bị buộc tội là xa cách và khép kín. Người khác càng tiếp cận, nhóm người này càng muốn rút lui.
3. Phong cách “an toàn”
Nhóm người này tự đánh giá cao giá trị của chính bản thân và khả năng được là chính mình trong các mối quan hệ. Họ cởi mở tìm kiếm sự hỗ trợ và an ủi từ cộng sự, bạn đời, và cũng hạnh phúc khi người cộng sự hay bạn đời dựa dẫm vào họ để được hỗ trợ về mặt tinh thần.
Trong những năm thơ ấu, những người này luôn cần được trân trọng, hỗ trợ, lắng nghe và trấn an. Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên sẽ có khả năng:
Điều chỉnh cảm xúc và tình cảm trong một mối quan hệ.
Có một hành vi được định hướng theo mục tiêu mạnh mẽ khi hành động một mình.
Không phải vật lộn với việc cởi mở và tin tưởng người khác.
Cảm thấy thoải mái kể cả khi ở một mình và sử dụng thời gian đó để khám phá cảm xúc của bản thân.
Có khả năng phản ánh mạnh mẽ về cách bản thân đang thích nghi trong một mối quan hệ.
Sự gắn kết an toàn là điều mà mọi người đều đang hướng tới, nhưng nó cần sự nhận thức đầy đủ và thực hành đúng đắn.
Lời kết
Chúng ta có thể ngày càng gắn kết theo hướng an toàn hơn khi duy trì những thói quen gắn bó lành mạnh trong các mối quan hệ trưởng thành của bản thân.
Tự điều chỉnh bản thân theo kiểu gắn kết an toàn hơn phải trở thành một lối sống, một việc làm hàng ngày. Bởi vì mỗi người sẽ rất dễ tự quay về điểm xuất phát, nếu không có đủ ý chí và chỉ sống theo những điều mặc định.
Tất cả chúng ta đều có những câu chuyện của riêng mình, cũng không ai có một tuổi thơ hoàn hảo. Và ta cũng không cần đổ lỗi hay sống trong quá khứ. Điều quan trọng là hãy xem chúng ta hiện tại là ai, tự sửa chữa và thay đổi để trở nên “an toàn” hơn.
Nguồn: Theo CNBC
Phụ Nữ Việt Nam