MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến”

04-06-2022 - 17:15 PM | Sống

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến”

Khi chúng ta già đi, collagen cũng dần mất đi, lúc này sẽ xuất hiện các nếp nhăn. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ mà nếp nhăn xuất hiện ở “3 vị trí” này thì có thể tuần hoàn máu của bạn không tốt và chức năng tim của bạn đang gặp vấn đề. Cần theo dõi thêm hoặc tới thăm hỏi bác sĩ.

Nếp nhăn xuất hiện chứng tỏ collagen trong cơ thể dần mất đi, và sự mất mát collagen liên quan đến quá trình tuần hoàn máu. Khi máu lưu thông không tốt, collagen tự nhiên không dễ tăng sinh và dễ mất đi. Vì vậy nếu bạn có nếp nhăn khi còn rất trẻ điều đó có nghĩa là lưu thông máu kém. Thông thường, máu lưu thông không tốt đồng nghĩa với việc tuần hoàn tim cũng không tốt và khả năng bị nhồi máu cơ tim sẽ cao hơn nhiều so với những người khác.

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến” - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia y tế, không phải lúc nào nếp nhăn cũng thể hiện tuổi tác, đó còn là tấm gương phản ánh tâm trạng và sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, theo Ayurveda – một hệ thống y học Hindu có nguồn gốc từ Ấn Độ đã phát triển hơn 3.000 năm, các nếp nhăn trên mặt sẽ tiết lộ về tâm lý và tình trạng sức khỏe của con người. Theo đó, những đường nét và nếp nhăn trên khuôn mặt thể hiện sự kết nối giữa cơ thể và tâm trạng của chúng ta.

Theo quan điểm y học của người Ấn Độ, vùng trán tượng trưng cho các vấn đề liên quan đến đại tràng và là dấu hiệu của stress cùng các triệu chứng tâm lý lo lắng. Vùng mũi và hai bên má thể hiện sức khỏe của hệ tiêu hóa và là dấu hiệu của các cảm xúc khó chịu, ghen tị và thất vọng. Còn vùng miệng, cằm và cổ thể hiện các vấn đề về ngực, bụng và là dấu hiệu của cảm xúc bất an, trầm cảm và yêu thương.

3 loại nếp nhăn sau đây xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

1. Nếp nhăn trên dái tai

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến” - Ảnh 2.

Chuyên gia cho rằng, nếp nhăn ở dái tai có khả năng sẽ mắc bệnh tim.

Dái tai là nơi kết thúc của quá trình tuần hoàn máu và cũng đại diện cho sự tuần hoàn của toàn bộ cơ thể. Nếu tuần hoàn ở đây không tốt, collagen sẽ bị mất đi và ở đó có thể hình thành nếp nhăn. Loại nếp nhăn này là do sự sụp đổ của các mạch máu nhỏ chảy đến dái tai gây ra. Chúng có thể phản ánh sự thay đổi của những mạch máu xung quanh tim. Lúc này, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tim yếu trông thấy nên đặc biệt cẩn trọng.

2. Nếp nhăn xuất hiện ở chân mũi

Do da ở chân mũi, cánh mũi mỏng hơn các vị trí khác nên khi collagen bị mất đi sẽ dễ nhìn thấy nếp nhăn. Hãy cảnh giác với các nếp nhăn ở khu vực này.

3. Nếp nhăn trên trán

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến” - Ảnh 3.

Các nếp gấp trên trán thường xuất hiện khi chúng ta lo lắng và là dấu hiệu của sự phiền muộn. Tuy nhiên, đây còn là biểu hiện chứng tỏ bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường, nước và chất béo.

Theo một nghiên cứu ở Châu Âu, nếu một người có đường trán sâu và nhiều nếp nhăn thì xác suất bị nhồi máu cơ tim sẽ cao gấp 10 lần người bình thường. Vì vậy, hãy chú ý đến sức khỏe khi bạn có nhiều nếp nhăn trên trán. Đừng chủ quan mà bỏ qua. Đặc biệt, nếu bạn còn trẻ mà trên trán xuất hiện nhiều nếp nhăn thì bạn phải thực sự chú ý xem tim mình có điều gì không ổn nhé!

Lưu ý: Các nếp nhăn không phải lúc nào cũng chính xác

Dùng nếp nhăn để xem có nguy cơ nhồi máu cơ tim hay không thực ra cũng không hẳn là chính xác 100%. Bởi vì một số người có thể mắc chứng "bệnh vành tai" nên sẽ xuất hiện các nếp nhăn ở tai. Do đó, nếu bạn cảm thấy có gì bất thường thì nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh hối hận về sau.

"Bí mật" của những nếp nhăn

3 loại nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt chứng tỏ tuần hoàn máu không tốt, nguy cơ nhồi máu cơ tim có thể “tăng đột biến” - Ảnh 4.

Lo lắng, chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân làm gia tăng các nếp nhăn và ảnh hưởng nghiên trọng đến sức khỏe.

Nếp nhăn giữa mũi xuất hiện ở người hút thuốc lá. Nếp nhăn này cũng liên quan đến lá lách yếu. Hãy cố gắng ăn những thực phẩm như rau xanh, bí, rau cải và cà rốt.

Nếp nhăn khóe miệng liên quan đến ruột kết. May mắn thay các vấn đề về ruột kết có thể cải thiện dễ dàng với chế độ ăn uống gồm chất xơ, vitamin D, những bài tập thể dục và uống nhiều nước.

Nếp nhăn ở cổ đôi khi có thể tạo thành hai cằm và đây là kết quả của việc thừa cân. Nếp nhăn ở đây cũng liên quan đến tuyến giáp. Bạn hãy uống thêm kẽm và cắt giảm gluten ra khỏi chế độ ăn uống.

Nếp nhăn ở cằm. Nhiều người có cằm chẻ trông như lúm đồng tiền nhỏ, nhưng nếu có nếp nhăn dưới môi dưới và trên cằm, có thể bạn đang có cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài. Hãy cho đi những giận dữ và bao dung để nó không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Nếp nhăn ở lông mày có thể là dấu hiệu gan yếu. Hãy bổ sung thêm rau xanh, quả ngọt.

Lo lắng sẽ là nguyên nhân làm gia tăng các nếp nhăn. Khi mọi người bị áp lực, họ sẽ cau mày và theo thời gian dễ dàng tạo ra nếp nhăn vĩnh viễn trên trán. Và các nếp nhăn ở những vùng khác trên mặt cũng có liên hệ với việc trạng thái lo âu trong thời gian dài khiến cơ thể thải ra một lượng lớn các hooc-mon căng thẳng, làm suy thoái collagen trong da.

Ngoài ra, đồ ăn ngọt sẽ khiến đường và protein quyện lại với nhau rất dễ tạo ra sản phẩm glycat hóa bền vững (advanced glycationend products). Hợp chất này sẽ phá vỡ collagen và elastin khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng tốt nhất nên dùng trái cây thay thế đồ ăn ngọt bởi vì hầu hết các loại trái cây có đặc tính chống glycation, làm đảo chiều các tổn thương của da.

Nguồn và ảnh: Businesstoday

https://cafef.vn/3-loai-nep-nhan-xuat-hien-tren-khuon-mat-chung-to-tuan-hoan-mau-khong-tot-nguy-co-nhoi-mau-co-tim-co-the-tang-dot-bien-20220322113749039.chn

Minh Hà

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên