3 loại THUỐC cực "phá thận" nhưng nhiều người vẫn thường lạm dụng: Cẩn thận kẻo suy thận lúc nào không hay
Rất nhiều loại thuốc gây tổn thương đến thận theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- 07-02-2022Dùng mật ong pha cùng loại hạt này uống mỗi sáng: Tốt ngang thuốc cải lão hoàn đồng, tránh ung thư, trẻ hóa làn da lẫn vóc dáng sau 2 tháng
- 05-02-20223 biểu hiện khi NGỦ tưởng bình thường nhưng cảnh báo ung thư "trú ngụ" trong cơ thể: Có 3/3 thì phải đi khám ngay mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần
- 29-01-2022Người có đường huyết cao uống “1 trà” và ăn “2 đậu” này sẽ từ từ hạ xuống, tuân thủ nghiêm túc chẳng sợ tiểu đường: Tết này càng đặc biệt chú ý
Việc dùng thuốc để chữa bệnh là điều phải làm dù chẳng ai muốn đưa vào cơ thể mình một lượng chất "ngoại lai" nào đó. Bên cạnh những lợi ích về mặt điều trị bệnh thì một số loại thuốc cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn có hại cho sức khỏe.
Thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do đó, khi bạn lạm dụng một số loại thuốc, hai cơ quan này sẽ phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là những người vốn đã bị bệnh về thận.
Theo thống kê, gần 1/4 số bệnh nhân suy thận có liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc độc hại. Một số loại thuốc sử dụng rất phổ biến nhưng lại là thuốc gây độc cho thận mà không phải ai cũng biết, tiêu biểu là 3 loại thuốc dưới đây:
1.Thuốc giảm cân
Xu hướng giảm cân cấp tốc ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Cơ chế hoạt động của thuốc giảm cân thường là làm lợi tiểu, người sử dụng sẽ đi tiểu tiện nhiều hơn mức bình thường. Việc thận phải thường xuyên hoạt động liên tục kèm theo các thành phần hóa học có trong thuốc sẽ gây ra tình trạng phá hủy chức năng, dẫn đến thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Dùng thuốc trong thời gian dài, cơ thể người sử dụng sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy thận cấp và bị sưng phù toàn thân. Theo các nghiên cứu y khoa, trường hợp suy thận mạn tính xảy ra do cơ thể sử dụng các loại thuốc có chứa chất axit aristolochic 1 có độc tính rất cao, làm hủy hoại các tổ chức bên trong thận và gây nên tình trạng suy thận mạn tính.
Bên cạnh những tác hại không mong muốn của thuốc giảm cân, nhiều người còn tự ý mua thuốc giảm cân tràn lan trên mạng, không rõ nguồn gốc và dùng mà không qua sự tư vấn của các chuyên gia, điều này tiềm ẩn những rủi ro cho sức khỏe.
Lời khuyên được đưa ra là mọi người chỉ nên dùng loại thuốc này khi thật sự cần thiết và có sự tư vấn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ có hại của thuốc. Chỉ như vậy mới có thể giảm thiểu được những nguy cơ cho sức khỏe của bản thân.
2. Thuốc cảm
Nhiều loại thuốc cảm hiện nay là chế phẩm hợp chất, nếu đọc kỹ thành phần của thuốc trong hướng dẫn sẽ thấy hầu hết các loại thuốc cảm hầu như đều có hai thành phần là thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau paracetamol Phenol, còn được gọi là paracetamol và một thành phần khác là chlorpheniramine chống dị ứng.
Ảnh minh họa: Internet
Các thuốc giảm đau và hạ sốt như Aspirin, Ibuprofen đơn chất hoặc kết hợp với cafein, codein... nếu lạm dụng và dùng trong một thời gian dài có thể sẽ mắc các bệnh về thận, thậm chí dẫn đến suy thận. Vì vậy, bạn cần phải chú ý đến liều lượng và tần suất dùng thuốc này.
Bên cạnh đó, các loại thuốc cảm thường có các thành phần giống nhau nên dễ làm cho liều lượng của loại thuốc nào đó vượt quá tiêu chuẩn, có thể dẫn đến tổn thương thận. Một số loại thuốc kháng sinh như aminoglycoside penicillin, streptomycin, vancomycin,… cũng có thể gây hại cho thận nên khi sử dụng cần lưu ý.
3.Thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau và hiếm khi gây nhiễm độc thận. Tuy nhiên, loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và paracetamol có thể làm hỏng thận của bạn, đặc biệt trong trường hợp người đó đã bị bệnh thận.
Ảnh minh họa: Internet
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Indomethacin, meloxicam...có thể gây suy thận cấp, hội chứng thận hư, bệnh thận mãn tính.
Paracetamol có thể gây suy thận cấp và viêm gan khi dùng liều rất cao (15g/ngày); liều tương đối cao kéo dài hoặc khi uống paracetamol nhưng lại uống nhiều rượu.
Đây là nhóm thuốc giảm đau không kê đơn nên mọi người cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ khi sử dụng, không được tự ý dùng thuốc bừa bãi để tránh những rủi ro không đáng có cho thận của bạn.
Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế để bệnh thận không xảy ra theo con đường này rất quan trọng đối với chúng ta. Để đảm bảo an toàn của thận nói riêng và sức khỏe nói chung, mỗi cá nhân đều cần thận trọng khi dùng thuốc, tốt nhất là dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Những người có tiền sử bị bệnh thận thì nên tránh dùng những loại thuốc trên nếu như có những thuốc thay thế.
(Tổng hợp)