3 loại thuốc sẽ âm thầm "phá hủy" hệ miễn dịch của bạn nếu lạm dụng: Không muốn "ốm đau triền miên" thì phải thay đổi ngay
Đây là những loại thuốc có thể âm thầm phá hủy hệ miễn dịch nhưng nhiều người không biết nên vẫn thường xuyên lạm dụng.
- 19-06-2022Tiểu đêm thường xuyên cảnh báo 5 bộ phận đang nguy nan: Làm tốt 5 điều này để yên tâm ngủ đến sáng
- 19-06-2022Đàn ông trên 40 tuổi mà chống đẩy đạt được con số này thì xin chúc mừng, sức khỏe của bạn thuộc dạng “xưa nay hiếm”!
- 18-06-2022Bước qua tuổi 50, cơ thể dễ bị ung thư tấn công: Có 4 dấu hiệu này mà cứ chần chừ thì đừng trách vì sao tuổi thọ rút ngắn
Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, quá trình lão hóa của cơ thể cũng bắt đầu đẩy nhanh tốc độ. Nhiều người cao tuổi có thể gặp phải những vấn đề khác nhau do sự suy thoái của các chức năng thể chất. Sau khi xuất hiện các bệnh này, mọi người cần phải dùng thuốc lâu dài để kiểm soát, một số bệnh thậm chí phải dùng thuốc suốt đời.
Tuy nhiên, có nhiều người cao tuổi vì không muốn tốn thời gian đến bệnh viện để thăm khám nên đã tự ý mua thuốc ở các hiệu thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Thực tế, đây là hành vi vô cùng sai lầm.
Bởi, một số loại thuốc không thể sử dụng lâu dài mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Điều này có thể làm hỏng khả năng miễn dịch và gây ra những tác hại nhất định cho cơ thể.
3 loại thuốc gây suy giảm khả năng miễn dịch khi lạm dụng
1. Thuốc giảm đau
Để giảm bớt các cơn đau, đa phần mọi người đều lựa chọn thuốc giảm đau ibuprofen. Đây là một loại thuốc giảm đau nổi tiếng, được sử dụng rộng rãi để hạ sốt, điều trị nhiều loại đau nhức như đau lưng, nhức răng, đau bụng kinh,...Thuốc giảm đau Ibuprofen cũng được dùng để điều trị chứng viêm như đau do viêm khớp, bong gân, căng cơ...
Loại thuốc này có thể giảm bớt cơn đau trong thời gian ngắn, thế nhưng cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Sử dụng lâu dài có thể làm tổn thương các tế bào miễn dịch của cơ thể và dẫn đến giảm khả năng miễn dịch.
Ảnh minh họa: internet
Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh, tốt nhất, mọi người phải chú ý đến cách sử dụng, tuân theo lời khuyên của bác sĩ và không được lạm dụng thuốc, nếu không sẽ dễ rước họa vào thân. Suy cho cùng, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, không thể tìm ra căn nguyên gây bệnh để tiêu diệt tận gốc. Khi có bệnh, hãy đến bệnh viện khám để tìm nguyên nhân và được kê đơn thuốc phù hợp.
2. Thuốc chống viêm Corticoid
Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch.
Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể con người, gây ra các triệu chứng tại chỗ như mẩn đỏ, sưng tấy, đau nhức. Đây là một loạt các phản ứng gây ra bởi vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể con người. Nhiều người chủ yếu mua thuốc chống viêm từ hiệu thuốc, và glucocorticoid là loại thuốc chống viêm phổ biến nhất.
Dù vậy, rất nhiều người không biết rằng việc sử dụng thuốc glucocorticoid trong thời gian dài có thể làm hỏng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tế bào bạch huyết là tế bào chính đóng vai trò miễn dịch trong cơ thể con người, sử dụng glucocorticoid trong thời gian dài sẽ khiến một số lượng lớn tế bào lympho trong cơ thể bị phá hủy, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch.
Ảnh minh họa: internet
3. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh chủ yếu liên quan đến các chất hóa học có thể cản trở sự phát triển của các tế bào khác. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, uống thuốc kháng sinh có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt vi khuẩn. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và tránh gây hại cho có thể. Tuy không có tác dụng ức chế tế bào của cơ thể nhưng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi cho cơ thể như men vi sinh.
Uống nhiều kháng sinh sẽ làm chết men vi sinh, làm mất cân bằng hệ bài tiết của cơ thể, từ đó dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch. Nhưng loại tổn thương này có thể khắc phục được, sau khi ngừng thuốc, chức năng tự phục hồi của cơ thể sẽ giúp nó khôi phục, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch.
Làm thế nào để cải thiện khả năng miễn dịch?
1. Cân bằng dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch. Sức khỏe thể chất không thể tách rời khỏi sự trợ giúp của các chất dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt, nhiều nguyên tố vi lượng chỉ có thể được hấp thụ từ thực phẩm.
Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp mọi người ở các độ tuổi khác nhau hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ thức ăn. Các chất dinh dưỡng này sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết các hoạt chất miễn dịch và giúp nâng cao khả năng miễn dịch.
Trong cuộc sống, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Phải cân bằng lượng thịt và rau, ăn nhiều hoa quả tươi, thường xuyên uống sữa và các thực phẩm từ đậu nành để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch.
2. Tập thể dục, thể thao
Ảnh minh họa: internet
Tập thể dục hàng ngày cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Theo khảo sát, tập thể dục nhịp điệu thích hợp trong thời gian dài có thể cải thiện hiệu quả khả năng miễn dịch của cơ thể và giảm sự xuất hiện của bệnh tật.
Tuy nhiên, thể dục thể thao cũng cần chú ý đến phương pháp và cách thức, không thể một sớm một chiều mà cần phải kiên trì lâu dài. Ngoài ra, không tập thể dục và tập thể dục quá sức có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch.
Vì vậy, muốn nâng cao khả năng miễn dịch thông qua tập luyện thì phải lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân, chú ý phương pháp và cách thức, tập luyện một cách khoa học. Tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải là cách hiệu quả nhất để tăng cường miễn dịch.
3. Ngủ đủ giấc
Nhiều người biết rằng có thể tăng cường khả năng miễn dịch thông qua tập thể dục và ăn uống, nhưng lại bỏ qua những lợi ích của việc ngủ đủ giấc.
Theo một số lượng lớn các cuộc điều tra và nghiên cứu, chất lượng giấc ngủ của con người có liên quan mật thiết đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ngon có thể làm tăng đáng kể số lượng tế bào lympho T và tế bào lympho B trong cơ thể. Hai loại tế bào này là lực lượng chính của hệ thống miễn dịch của con người, và số lượng của chúng quyết định khả năng chống lại vi khuẩn và vi rút của cơ thể.
(Theo Toutiao)