3 nhóm thực phẩm là "thủ phạm" hàng đầu gây bệnh tim mạch, hại mạch máu não, rất tiếc nhiều người vẫn hay ăn
Nói đến bệnh tim mạch và mạch máu não, nhiều người cảm thấy nó không đáng sợ bằng bệnh ung thư nên là vẫn chưa thực sự quan tâm đến căn bệnh này một cách đúng mức.
- 04-06-2021Làm việc nhỏ này khi vừa tập thể dục xong, bạn sẽ biết liệu mình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch "chết người" hay không
- 28-05-2021CDC Mỹ khẳng định, cứ 37 giây lại một người tử vong vì bệnh tim mạch: Khi có 4 "tín hiệu" nhắc nhở từ cơ thể này, đừng bao giờ bỏ qua!
- 05-05-2021Ăn rau giàu nitrat mỗi ngày có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
Tuy nhiên, các bệnh tim mạch và mạch máu não cũng nguy hại không kém gì ung thư. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ . Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.
Nếu như trước đây người ta coi bệnh tim mạch, huyết áp là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi thì ngày nay tỉ lệ mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Theo thống kê của Viện Tim Mạch năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành trong độ tuổi 18-65 chiếm 25%, vậy cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ lên gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch lên gấp 3 lần so với người không mắc bệnh.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên phần lớn có liên quan đến ăn uống và lối sống sinh hoạt.
Liên quan đến ăn uống thì 3 loại thực phẩm dưới đây có thể gọi là "thủ phạm" hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não. Nếu không muốn mạch máu bị tổn thương thì bạn nên tránh xa càng nhiều càng tốt nhé!
1. Thực phẩm nhiều đường
Đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người nhưng nếu ăn quá nhiều đường có thể chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể dẫn đến tăng lipid máu. Trường hợp tăng lipid máu nặng có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu và cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Do đó, nếu không muốn mạch máu bị tổn thương, bạn nên giảm ăn đường tiêu thụ, bao gồm đường nâu, sô cô la, bánh ngọt, đồ tráng miệng và đồ ngọt khác. Ngoài ra, mặc dù cơm, mì, bánh mì và các thực phẩm khác không ngọt nhưng lượng tinh bột trong chúng cũng có thể được chuyển hóa thành đường trong cơ thể. Vì vậy, với nhóm thực phẩm này, tốt nhất không nên ăn nhiều.
2. Thực phẩm giàu chất béo
Ngày nay, mức sống của người dân đã được nâng cao rất nhiều. Điều này cũng khiến nhiều người không để ý mà ăn nhiều thịt mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật và các loại thực phẩm khác trong khẩu phần ăn của mình.
Và chắc chắn, những thực phẩm này chứa nhiều chất béo, có thể làm tăng hàm lượng lipid trong máu sau khi vào cơ thể con người.
Theo thời gian, một lượng lớn chất độc hại sẽ lắng đọng trên thành mạch máu, mạch máu sẽ trở nên cứng, dễ vỡ, thậm chí hình thành huyết khối làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não.
3. Rượu bia
Tụ tập bạn bè và giao lưu thường xuyên không thể tách rời sự tồn tại của thuốc lá và rượu bia. Điều này cũng đã sinh ra thói quen nghiện rượu ở nhiều người.
Tuy nhiên, rượu bia rất có hại cho sức khỏe. Rượu bia là thức uống có tính kích thích mạnh, có thể làm tổn thương thành mạch, tăng huyết áp, tăng lipid, cuối cùng gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nhiều người uống rượu bia còn có thêm thói quen hút thuốc lá. Thói quen này cũng cực kì nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch bởi thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư mà còn làm tổn thương mạch máu và gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não.
Vậy, trong cuộc sống cần làm gì để không mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não?
Đầu tiên, có chế độ ăn nhẹ
Nếu không muốn làm tổn hại đến sức khỏe mạch máu, ngoài việc tránh các thức ăn nhiều đường và nhiều chất béo, bạn cũng nên giảm ăn các thức ăn nhiều muối để tránh làm tăng huyết áp. Nên tiêu thụ nhiều rau quả tươi hàng ngày để giúp tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, làm thông mạch máu, bảo vệ sức khỏe mạch máu.
Thứ hai, làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, tập thể dục nhiều hơn
Thức khuya có thể gây rối loạn nội tiết và khiến huyết áp, lipid máu tăng cao. Trường hợp này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Do đó, bạn nên chú ý điều hòa làm việc và nghỉ ngơi trong cuộc sống, tránh thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, bạn cũng nên tuân thủ chế độ vận động hợp lý trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hao mỡ trong cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu, cũng giúp ích rất nhiều cho việc duy trì mạch máu.
Thứ ba, khám sức khỏe thường xuyên
Người trung niên và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về mạch máu, những người này nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra huyết áp, lipid máu, đường huyết và các chỉ số khác. Nếu mắc các bệnh liên quan đến mạch máu thì cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa tổn thương thêm cho các mạch máu.
Hãy nhớ, sức khỏe mạch máu là nền tảng của một sức khỏe tốt, nếu bạn muốn duy trì mạch máu của mình, bạn nên ăn ít thức ăn có hàm lượng chất béo và đường cao trong chế độ ăn uống của bạn, đồng thời bạn nên tránh xa thuốc lá và rượu trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài việc chú ý hơn đến chế độ ăn uống, bạn cũng nên tập thể dục nhiều hơn vào những lúc bình thường, tránh ngồi ít vận động, ngủ đủ giấc, lối sống lành mạnh có thể tạo ra các mạch máu khỏe mạnh.
Pháp luật và bạn đọc