MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì?

Theo đánh giá của BSC, trong tất cả các kịch bản tích cực và tiêu cực, dịch bùng phát ở Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ làm GDP của Việt Nam giảm hơn 1%.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa ra báo cáo thứ ba cập nhật tác động của dịch cúm do chủng mới Corona (Sars-Covid-19) gây ra sau khi Hàn Quốc, Iran và các nước Châu Âu ghi nhận nhiều ca nhiễm mới.

Mặc dù số ca mắc bệnh mới giảm dần ở Trung Quốc, nhưng diễn biến mới của Covid-19 đang lây lo ngại trên toàn thế giới khi Hàn Quốc ghi nhận hơn 1.100 người nhiễm bệnh, Italia có 322 trường hợp.

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 1.

Nguồn: Báo cáo BSC

Đánh giá tác động đến nền kinh tế Việt Nam, BSC đưa ra số liệu cho thấy 3 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm khoảng 1/3 giá trị xuất khẩu và 2/3 giá trị nhập khẩu của Việt Nam năm 2019, tương đương 81,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu và 141,91 tỷ USD giá trị nhập khẩu.

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 2.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 (nguồn: BSC)

Số liệu thống kê của BSC cho thấy, 6 quốc gia/vùng lãnh thổ chiếm bình quân 79% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam 3 năm qua là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) đều bị nhiễm dịch Covid-19. Hoạt động đầu tư mới và giải ngân có nguy cơ chậm lại cùng với diễn biến dịch bệnh.

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 3.

6 quốc gia rót vốn FDI nhiều nhất vào Việt Nam (nguồn: BSC)

Trung Quốc và Hàn Quốc cũng chiếm hơn nửa lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam năm 2019. Dịch bệnh xảy ra sẽ tác động đến các ngành bao gồm hàng không, du lịch, giải trí, tiêu dùng…

Trong nguy có cơ

Theo đánh giá của BSC, trong tất cả các kịch bản tích cực và tiêu cực, dịch bùng phát ở Hàn Quốc và Trung Quốc cũng sẽ làm GDP của Việt Nam giảm hơn 1%.

Ở kịch bản tích cực, nếu nCoV được kiểm soát trong 3 tháng, dịch sẽ làm GDP Việt Nam giảm nhiều nhất 1,05% trong khi ở kịch bản tiêu cực là nCoV được kiểm soát trong 6 tháng sẽ làm GDP giảm nhiều nhất 1,15%. Trong khi đó, 2 kịch bản của Bộ Kế hoạch và đầu tư là giảm 0,55% và 0,84%.

Tuy nhiên quan điểm của BSC cho rằng dịch bệnh thực ra giống đầu tư ở chỗ đều là cuộc chiến lâu dài. Mặc dù dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng vẫn không đảo ngược xu hướng Việt Nam là điểm đến của đầu tư FDI.

Các quốc gia sẽ sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy kinh tế hồi phục, bao gồm các biện pháp nới lỏng tiền tệ như giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc, giảm phí với các dịch vụ tài chính; bên cạnh việc giảm thuế, tăng chi tiêu công, các gói xây dựng hạ tầng…

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 4.

Dự báo đỉnh dịch sẽ đạt 89.000 ca nhiễm

Nhà đầu tư phải làm gì?

Thị trường chứng khoán toàn Châu Á bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh, tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, ngành ngân hàng đang có diễn biến khá tốt. PE của Vn-Index đã giảm về mức thấp so với trung bình 5 năm, tương đương khoảng 14 lần, xét về dài hạn là cơ hội đầu tư tốt.

3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 5.

Cập nhật về một số ngành trước dịch bệnh bùng phát ở Hàn Quốc, BSC đưa ra con số lượng khách qua các cảng hàng không giảm 11,6% trong tháng 2, trong đó khách quốc tế giảm 29,8% và khách nội địa giảm 0,7%. Các hãng hàng không Việt vận chuyển giảm 13,% trong đó khách quốc tế giảm 39,5% và khách nội địa giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Với ngành cảng biển và vận tải biển, sản lượng thông cảng tại cụm cảng Hải Phòng trong tháng 2 giảm so với cùng kỳ do hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc bị gián đoạn, lượng hàng xuất nhập khẩu sang Trung Quốc ước giảm 30-40% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp vận tải hàng rời phải thay đổi lịch trình, một số không cập cảng Trung Quốc mà chịu thêm chi phí để quá cảnh sang nước khác để đảm bảo chất lượng nhân lực. Lượng hàng cũng chứng kiến sự sụt giảm (hàng sang Trung Quốc giảm 30% yoy).

Nhu cầu dầu ở mức thấp khiến giá cước thuê tàu chở dầu quốc tế đang có xu hướng giảm từ đầu năm tới nay (-9% ở mức 24,500 USD/ngày). BSC lo ngại một số doanh nghiệp có tàu cho thuê chạy quốc tế như PVT sẽ không ký lại được giá cước cao như kỳ vọng 25 – 26.000 USD/ngày.


3 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam bùng phát dịch do virus: Nhà đầu tư phải làm gì? - Ảnh 6.

Châu Cao

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên