3 'siêu năng lực' của Jeff Bezos giúp tạo dựng nên siêu doanh nghiệp Amazon, quan trọng là bạn có thể học được!
Jeff Bezos có ít nhất 3 “siêu năng lực” để có thể thúc đẩy sự thành công của Amazon.
- 16-10-2021Cô bé bị bỏ rơi lúc mới sinh một bước thành con gái 'rượu' của tỷ phú Jeff Bezos, nhận 1,1 tỷ đồng tiền tiêu vặt mỗi tuần
- 13-10-2021Jeff Bezos ‘đào mộ’ bài báo ‘trù ẻo’ Amazon thất bại: Làm ngơ trước lời chỉ trích, để thành công lên tiếng
- 12-10-2021Bên trong dinh thự chỉ thua nhà của tỷ phú Jeff Bezos ở bang có giá đất cao nhất nước Mỹ
Dù Jeff Bezos đã dừng đảm nhận vai trò CEO của Amazon, nhưng những thành tựu mà ông đạt được với vị trí đó là vô cùng nổi bật. Chưa đầy ba mươi năm sau khi ông thành lập công ty, Amazon đã trở thành sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới và đứng thứ hai trong danh sách Fortune 500 với 1,3 triệu nhân viên. Với tầm nhìn và năng lực của Bezos, Amazon không chỉ thành công trong việc bán hàng trực tuyến, mà còn là một "anh lớn" trong lĩnh vực điện toán đám mây.
Tôi đã từng có dịp được trò chuyện với cựu giám đốc điều hành của Amazon, Colin Bryar, tác giả cuốn sách "Working Backwards" và là người đã làm việc cùng Jeff trong một thời gian dài. Khi được hỏi về siêu năng lực của Jeff Bezos, Bryar rất nhanh chóng kể ra ba điều sau đây:
Vô cùng thông minh
Sẽ không có gì phải ngạc nhiên, vì hầu hết mọi người đều biết điều này. Dường như Bezos biết mọi thứ và có thể liên kết chúng theo cách mà không ai nghĩ tới. Quay trở lại năm 1998, ông đã nhìn thấy tiềm năng của một phương thức bán hàng hoàn toàn mới, làm cho việc đặt hàng và các quy trình khác trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và lấy được lòng tin của khách hàng. Bryar cho biết Bezos từng nói rằng: "IQ cao chỉ đơn thuần là một món quà mà thượng đế ban cho. Chúng ta không nên tự phụ, hãy suy nghĩ và hành động để xứng đáng với nó."
Luôn suy nghĩ cho khách hàng
Jeff Bezos luôn suy nghĩ và quan tâm đến khách hàng của mình. Nếu phải lựa chọn giữa lợi nhuận cao và trải nghiệm khách hàng tốt, Bezos sẽ chọn vế sau. Nhưng nói thì thường dễ hơn làm bởi ngoài kia, rất nhiều công ty đang phải chạy theo mục tiêu lợi nhuận để có thể đảm bảo sự ổn định về công việc, tiền lương, thưởng và các yếu tố khác.
Nhìn xa trông rộng
Bryar cho biết điều thực sự khiến Bezos trở nên khác biệt là tầm nhìn của ông. Trong quá trình phát triển Amazon, các quyết định mà Jeff đưa ra không bao giờ có thể đoán trước, vì nó không dựa trên kết quả của hiện tại. Ông đã cảnh báo trước với các cổ đông về những khó khăn, trắc trở họ sẽ phải đối mặt. Các nhà đầu tư đều tin tưởng, không quay lưng với Amazon như cách mà họ thường đối xử với những công ty làm ăn thua lỗ khác. Và không làm họ thất vọng, Bezos thật sự mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận khổng lồ.
Học hỏi từ Bezos
Chúng ta thường nghĩ siêu năng lực là yếu tố bẩm sinh, giống như khả năng của Siêu nhân trong các bộ phim viễn tưởng vậy. Tuy nhiên, cả ba điều được Bryar kể trên đều có thể rèn luyện và trí thông minh cũng không phải là ngoại lệ.
Học tập không thể khiến chỉ số IQ tăng lên, nhưng chắc chắn, nó sẽ giúp bạn bổ sung thêm các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Theo bạn, ai sẽ là người "thông minh hơn": một nhà quản lý có chỉ số IQ 140 nhưng ít khi dành thời gian để trau dồi, hay một người có chỉ số IQ 110, nhưng lại đọc hàng chục cuốn sách kinh doanh mỗi năm và thường xuyên cập nhật những tư tưởng lãnh đạo mới?
Siêu năng lực có thể học được
Quan tâm đến trải nghiệm của khách hàng là một thái độ tốt, có thể học hỏi. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đặt khách hàng làm trung tâm. Các nhà quản lý đều đã được đào tạo để cân bằng các yếu tố ưu tiên như: khách hàng, nhân viên, cổ đông, xã hội... Điều gì sẽ xảy ra nếu một thay đổi nhỏ trong trải nghiệm khách hàng gây tốn kém, tác động nghiêm trọng đến lợi nhuận và làm giảm giá cổ phiếu của công ty? Nếu việc thêm hoặc bớt một hoạt động nào đó có khả năng ảnh hưởng đến nhân viên và cộng đồng thì sao? Hãy cân bằng và suy nghĩ cẩn thận trước khi đưa ra quyết định
Hiện nay, rất ít người có khả năng làm được như Bezos, chấp nhận để công ty nhiều năm không có lãi để đầu tư cho tương lai. Các CEO dường như không có cơ hội để thể hiện tầm nhìn dài hạn của mình. Nhất là khi các nhà quản lý thường xuyên được luân chuyển vị trí (vài năm một lần) và được đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn. Họ sẽ được khen thưởng xứng đáng vì đã thúc đẩy giá cổ phiếu của công ty và bị phạt nếu không đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng.
Để thành công như Bezos không phải là một chuyện dễ dàng. Nhưng nếu bạn kiên trì học hỏi, cố gắng từng ngày thì chắc chắn, nó sẽ không quá xa vời.
Doanh nghiệp và tiếp thị