30 máy bay Made in China sẽ đáp xuống Đông Nam Á: Trung Quốc giành "chiến thắng giòn giã"
Một láng giềng của Việt Nam đã mạnh tay chốt đơn 30 máy bay nội địa Trung Quốc trị giá 2 tỷ USD tại hội chợ Trung Quốc-ASEAN vừa qua.
- 22-09-2023‘Cơn mưa tiền’ bất ngờ xuất hiện tại Trung Quốc: Làn sóng phú nhị đại đang ồ ạt hồi hương, dự kiến đủ sức khiến nền kinh tế ‘trỗi dậy’ mạnh mẽ
- 22-09-2023Loại tiếng Anh khỏi điều kiện xét tốt nghiệp, một trường đại học Trung Quốc khiến cõi mạng dậy sóng: Sẽ đến lượt người nước ngoài học tiếng Trung?
- 22-09-2023Một startup ô tô điện vừa ra mắt dòng smartphone đặc biệt: 30 tính năng hỗ trợ người lái, bán độc quyền ở Trung Quốc, giá đắt nhất hơn 1.000 USD
- 22-09-2023Tỉnh Trung Quốc có người Kinh sinh sống: GDP khủng "vượt mặt" nhiều nền kinh tế thế giới
Trong một nhà chứa máy bay ở khu phức hợp công nghiệp rộng lớn gần sân bay Phố Đông Thượng Hải, chiếc máy bay do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất mang trong mình hy vọng cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320 đang được chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 5/2017.
Chiếc máy bay C919 được bao quanh bởi một lá cờ Trung Quốc và loạt biểu ngữ mang lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình như "Trường kỳ cống hiến", "Trường kỳ khắc phục khó khăn"....
Bắt đầu từ 2008 khi thành lập COMAC, hơn 10 năm sau khi nỗ lực chế tạo một chiếc máy bay cỡ lớn, kế hoạch của ông Tập nhằm biến nước này thành một cường quốc hàng không đã tiến một bước gần hơn đến thành quả.
Phó giám đốc Cục Chứng nhận điều kiện bay, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc Vương Kinh Linh cho biết: " Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ rất thú vị ".
Các chuyên gia hàng không khi đó cảnh báo rằng, con đường từ chuyến bay thử nghiệm đến sản xuất hàng loạt có thể sẽ gập ghềnh. Và họ đặt câu hỏi Trung Quốc sẽ thu được bao nhiêu từ hàng tỷ USD chi cho một chiếc máy bay vốn được kỳ vọng là đối thủ của Boeing và Airbus.
Giờ đây, Trung Quốc đã có thể đưa ra câu trả lời.
Thỏa thuận 2 tỷ USD
Trong khi chờ đợi quá trình chứng nhận kéo dài để có thể thâm nhập được vào các thị trường lớn mạnh hơn, Trung Quốc đã chuyển bán máy nội địa cho nhóm khách hàng mới – Đông Nam Á.
China Daily ngày 18/9 đưa tin, tại Hội chợ Trung Quốc-ASEAN vừa kết thúc tại Nam Ninh (Quảng Tây), Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đã ký thỏa thuận cung cấp dòng máy bay C919 và ARJ21 trị giá 2 tỷ USD với hãng hàng không Gallop Air (Brunei).
Trước đó vào ngày 16/9, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace) ngày 16/9 cho biết, Bí thư đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Lưu Ninh và Chủ tịch COMAC Hạ Đông Phong đã cùng tham dự và chứng kiến lễ ký kết.
Theo thỏa thuận, COMAC sẽ giao 30 chiếc máy bay cho Gallop Air trong thời gian tới.
"Đây sẽ trở thành dự án mang tính bước ngoặt trong hợp tác giữa sản phẩm máy bay nội địa Trung Quốc với các hãng hàng không nước ngoài", China Aerospace nhận định.
Vào ngày 18/12/2022, Trung Quốc đã bàn giao chiếc máy bay ARJ21 cho hãng hàng không giá rẻ TransNusa của Indonesia. Đây là thành công đầu tiên của COMAC trong giao dịch máy bay nội địa cho khách hàng nước ngoài. ARJ21 có từ 78-90 chỗ ngồi và đã chính thức bay thương mại ở Trung Quốc từ năm 2016.
Trong khi đó, hai chiếc C919 đầu tiên được COMAC giao vào tháng 12/2022 cho hãng hàng không China Eastern Airlines để thực hiện các chuyến bay thường xuyên giữa trung tâm thương mại Thượng Hải và Thành Đô. Tuyến đường bay này bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 5/2023.
Đơn hàng khủng
Hôm 10/9, tại Phiên họp toàn thể Diễn đàn Đổi mới Phổ Giang 2023, Chủ tịch COMAC Hạ Đông Phong cho biết, số lượng đơn đặt hàng dòng máy bay thương mại C919 hiện tại đã lên tới 1.061 và đã giao được 2 chiếc.
C919 là chiếc máy bay từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc tới trong bài phát biểu tại Đại lễ đường Nhân dân hồi tháng 9/2022.
"Hãng để máy bay Trung Quốc bay thẳng lên trời xanh, mang theo ý chí của đất nước, giấc mơ của dân tộc, khát vọng của nhân dân", ông Tập nhấn mạnh dự án cần tạo đột phá lớn hơn nữa về công nghệ cốt lõi, đẩy nhanh phát triển quy mô lớn và hàng loạt, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng cường quốc sản xuất và nỗ lực không mệt mỏi để hiện thực hóa giấc mộng Trung Hoa.
Ông khuyến khích những người tham gia dự án quan trọng này cần có tham vọng để leo lên đỉnh cao khoa học công nghệ đẳng cấp thế giới.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics), một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Berlin, máy bay chở khách nội địa của Trung Quốc có thể phá vỡ sự độc quyền của hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing và Airbus tại thị trường nội địa và hơn thế nữa, bất chấp sự phụ thuộc vào các bộ phận nhập khẩu từ nước ngoài.
Trung Quốc có tham vọng mạnh mẽ trong thị trường hàng không thương mại khi đặt ra kế hoạch để C919 giành 10% thị phần nội địa vào năm 2025.
Nhịp sống thị trường