30 tuổi mới tiết kiệm được vài đồng, không nhà, không ô tô: Những người không còn trẻ vẫn ‘trắng tay’, nỗ lực hết mình vẫn bị chê bai
"Cố gắng hết mình dù gặp không ít bất lợi từ khủng hoảng tài chính đến đại dịch nhưng chúng tôi vẫn bị thế hệ trước chỉ trích", một cô gái 30 tuổi chia sẻ.
- 07-11-2021Người đàn ông 30 tuổi, sự nghiệp đang lên ‘như diều gặp khó’ bất ngờ nhận ‘án’ tiểu đường: Nghe chuyên gia mách nhỏ 6 phương pháp phòng ngừa sớm và tốt nhất!
- 07-11-2021Cụ bà 86 tuổi mắc bệnh mỡ máu đã 30 năm nhưng vẫn khỏe mạnh, mạch máu không tắc, bí quyết nằm ở một sự thay đổi
- 05-11-2021Trước 30 tuổi mà cắt giảm thứ này thì về già không lo đau tim, đột quỵ: Có 6 nhóm người càng cần bỏ ngay từ hôm nay
Từ nhiều tháng trước, tôi đã bị bố mẹ chỉ trích thậm tệ vì 30 tuổi mà chưa thực sự sở hữu bất cứ thứ gì có giá trị. Tôi có ít tiền tiết kiệm, không có nhà, ô tô hay các khoản đầu tư. Tất cả trở nên tồi tệ hơn vào năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Đây là tình trạng mà nhiều người thuộc thế hệ millennials (sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1996) phải đối mặt. Nhưng tôi, vốn là người nhập cư, thường cảm thấy mọi thứ tồi tệ hơn.
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi muốn sau này tôi làm công việc trả lương cao, ổn định và được trọng vọng như luật sư, kế toán hay quản lý cấp cao. Bà muốn tôi mua nhà, kết hôn năm 30 tuổi và chăm sóc khi bà về già. Thay vào đó, trái với kì vọng của mẹ, tôi đang là một cây viết làm việc tự do, vẫn mắc nợ sinh viên.
Thật khó để làm cho bố mẹ tôi hiểu rằng nước Mỹ mà họ mơ ước về và đưa tôi đến vào năm 1989 đã thay đổi rất nhiều.
Nhiều người thuộc thế hệ millennials phải đối mặt với áp lực phải thành công (Ảnh: Internet).
Bất lợi của thế hệ millennials
Theo báo cáo của CNBC, thế hệ millennials chỉ sở hữu 5,19% tổng tài sản của Mỹ vào năm 2020 - ít hơn 4 lần so với thế hệ baby boomer (sinh từ năm 1946 đến 1964). Chúng tôi là thế hệ chứng kiến sự bất bình đẳng về thu nhập gia tăng khi cuộc Đại suy thoái khiến việc tuyển dụng bị đóng băng, tỷ lệ tìm được việc làm tốt giảm và nợ sinh viên tăng vọt.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, nợ sinh viên cao khiến thế hệ trẻ phải trì hoãn các quyết định quan trọng trong đời. Thu nhập ít hơn đồng nghĩa với trì hoãn việc kết hôn, mua nhà và xe hơi, thậm chí là không thể dọn ra khỏi nhà của bố mẹ hoặc phải chuyển về sống cùng họ trong cuộc khủng hoảng.
Thu nhập thấp hơn cũng khiến mọi người trì hoãn việc chăm sóc y tế, trì hoàn khám sức khỏe định kỳ, khiến bệnh tật không được phát hiện sớm. Chi phí sinh con, nuôi con, chăm sóc cha mẹ già và nhiều chi phí khác cũng ảnh hưởng đến tài chính của nhiều người.
Chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng khiến việc làm giàu của không chỉ thế hệ millennials và còn thế hệ Z cùng các thế hệ tương lai trở nên khó khăn hơn.
Những lời khuyên tài chính "vô dụng"
Dù có mục đích tốt nhưng nhiều bài báo về tiết kiệm tiền hay tạo ra của cải không thực sự hữu ích với những người thuộc tầng lớp lao động, bị thiệt thòi hay gặp khó khăn về tài chính.
Hầu hết những bài viết đó đều cho rằng mọi người có đủ khả năng để mua cà phê ngoài hàng, đi tập gym, mua sắm trực tuyến hay sử dụng các dịch vụ trả phí. Trong khi đó, thực tế là không phải ai cũng dư dả như vậy.
Thế hệ millennials dường như khó vươn lên về địa vị xã hội, thu nhập hơn các thế hệ trước và các lời khuyên tài chính được đưa ra gần như "vô dụng" với chúng tôi.
Thành công không đồng nghĩa với sở hữu thứ có giá trị
Rất nhiều người quan niệm rằng thành công là phải có việc lương cao, có nhà cửa, xe ô tô. Tuy nhiên, không phải ai nỗ lực hết mình cũng đạt được "thành công" đó, chưa kể đến ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Người thuộc thế hệ millennials có thể thẳng thắn nói chuyện với người lớn tuổi về những khó khăn mà mình gặp phải, rằng chúng khác xa so với những gì mà họ từng trải qua ngày trước. Điều này có thể thay đổi được phần nào suy nghĩ của họ về chúng tôi. Tuy nhiên, nhận được sự thông cảm của người lớn tuổi không phải tất cả. Chúng tôi vẫn cần tiếp tục chăm chỉ, nỗ lực dù hoàn cảnh sống khó khăn ra sao.
Nguồn: Ins
Doanh nghiệp và tiếp thị