MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu

23-01-2024 - 16:50 PM | Thị trường

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang cận kề. Nhiều người dân từ 32 tỉnh thành của Trung Quốc đang săn tìm mặt hàng đặc biệt.

Mặt hàng đặc biệt đang được nhiều người dân Trung Quốc săn đón nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 chính là những món đồ như trang sức vàng, decal dán điện thoại có hình rồng vàng…

Theo số liệu từ sàn thương mại điện tử Taobao cho thấy, số lượt tìm kiếm về những sản phẩm có liên quan đến rồng trên nền tảng này đã tăng tới 640 lần, trong giai đoạn từ 27/12 – 2/1. Đặc biệt, lượt tìm kiếm trang sức bằng vàng có hình rồng tăng 500 lần.

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu - Ảnh 1.

Nhiều người dân Trung Quốc mua trang sức vàng và tiền có in hình rồng. Ảnh: Xinhua

Ông Xie Zhihui, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh ở chơ Tai Seng, một thương hiệu vàng được niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc), chia sẻ: "Trong văn hóa Trung Quốc, rồng được coi là một biểu tượng cho quyền lực và địa vị. Vàng vừa là trang sức, vừa được coi là công cụ để cất trữ tài sản, nên thường được mua vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Do đó, có rất nhiều người mua trang sức vàng có hình rồng để cầu may mắn trong năm mới".

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu - Ảnh 2.

Một mô hình rồng đang được trưng bày tại trung tâm thương mại ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: VCG

Trên thực tế, theo chia sẻ của ông Xie, trong tháng 11/2023, kênh thương mại điện tử của Chow Tai Seng đã ghi nhận doanh số trang sức hình rồng tăng vọt. Họ đã thu về tổng cộng hơn 10 triệu NDT (tương đương 1,4 triệu USD), gần gấp đôi so với doanh số của tháng 10/2023. Hơn nữa, việc kinh doanh trang sức vàng hình rồng lại tiếp tục đi lên trong tháng 12/2013, thậm chí chạm đến ngưỡng 5 triệu NDT trong tuần đầu của năm 2024.

Trong số các sản phẩm của thương hiệu này, dây chuyền có mặt hình rồng nhanh chóng trở thành loại bán chạy nhất. Dù chỉ mới ra mắt, nhưng doanh thu từ dây chuyền đặc biệt này đã hơn 1 triệu NDT trong tháng 12.

Cơn sốt "rồng vàng" hấp dẫn nhiều người trẻ

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu - Ảnh 3.

Không chỉ vàng, nhiều đồ trang trí có hình rồng cũng được người dân Trung Quốc đặt mua nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Ảnh: VCG

Ông Xie cho hay, trái với quan niệm vàng chỉ là loại tài sản hấp dẫn với người lớn tuổi, các số liệu của của Chow Tai Seng cho thấy rằng, phần lớn người mua vàng hình rồng trong thời gian gần đây là những người trẻ sinh sau năm 2000. Các chuyên gia ở Trung Quốc cũng dự báo, doanh số về bán trang sức vàng hình rồng có thể sẽ sôi động trong suốt năm 2024, với doanh số vượt xa so với các năm trước.

Theo Hong Yong, chuyên gia nghiên cứu ở Viện Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc, bên cạnh trang sức bằng vàng, việc kinh doanh những sản phẩm truyền thống khác liên quan tới rồng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp.

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu - Ảnh 4.

Các đồ vật truyền thống có hình rồng cũng được ưa chuộng trong các lễ hội truyền thống ở Trung Quốc. Ảnh: VCG

Chuyên gia Hong Yong nhận định, sở dĩ doanh số của những sản phẩm liên quan tới rồng tăng cao so với các con giáp khác là do quan niệm tôn sùng rồng của người dân Trung Quốc. Vì vậy, để tận dụng được tiềm năng này, các công ty ở Trung Quốc cần phải nỗ lực sáng tạo về sản phẩm, đồng thời áp dụng marketing số và cá nhân hóa dịch vụ.

Ngoài trang sức bằng vàng, decal điện thoại, sản phẩm thêu tay, đồ vật trang trí xe và các mặt hàng truyền thống khác có trang trí hình rồng ở Trung Quốc cũng ghi nhận doanh số tăng vọt trong thời gian gần đây.

Đặc biệt, theo thông tin từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), các tờ tiền lưu niệm có in hình rồng đã được đặt mua hết kể từ ngày 4/1. Trên thực tế, người dân từ 32 tỉnh thành của Trung Quốc đã đặt mua tổng cộng 99,98 triệu tờ.

Không chỉ các mặt hàng nội địa ở Trung Quốc, những thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu đang tận dụng trào lưu đặc biệt này. Chẳng hạn, Fila ra mắt kiểu áo chui đầu có thêu hình rồng. Còn hãng mỹ phẩm Shu Uemura của Nhật Bản thì ra mắt son phiên bản giới hạn với vỏ có in hình rồng vàng.

32 tỉnh tại quốc gia láng giềng của Việt Nam ồ ạt đặt mua mặt hàng kỳ lạ: Cung cố gắng chạy theo cầu - Ảnh 5.

Các sản phẩm trang trí có hình rồng được bày bán ở nhiều cửa hàng ở Trung Quốc. Ảnh: VCG

Nhà sáng lập Su Anke của công ty marketing Shenzhen Yiben Zhengjing Culture and Creativity, cho hay rằng nhiều thương hiệu hiện nay đã và đang tăng tốc về phát triển sản phẩm nhằm tận dụng tối đa nhu cầu mua các đồ vật có hình rồng của người Trung Quốc. Công ty của Su Anke cũng đang chịu trách nhiệm làm ra các sản phẩm ăn theo series phim hài nổi tiếng Dragon Family nói về gia đình rồng. Thực tế các sản phẩm của công ty hiện được bày bán ở hơn 3.000 cửa hàng ở Trung Quốc, đồng thời mới mở bán chính thức trên Taobao trong tháng 1/2024.

Rồng được coi là hình tượng sáng tạo đặc biệt trong văn hóa của người Trung Quốc. Theo đó, người dân ở quốc gia này, rồng mang theo nhiều ý nghĩa như mong muốn, mục đích, giá trị và lý tưởng sống. Trong tâm niệm của người Trung Quốc, rồng có một địa vị cao mà không phải loài nào cũng có thể thay thế được. Rồng còn được coi là loài biểu tượng cho những vị hoàng đế thời xưa, đồng thời được người dân coi là biểu tượng đặc biệt may mắn.

Bài viết tham khảo nguồn: Chinadaily, Chineasy


Theo Minh Hằng

Đời sống & Pháp luật

Trở lên trên