34 tuổi nghỉ việc để hoàn thành học ĐH, đến khi cầm bằng cử nhân trong tay, người đàn ông xin việc 100 lần vẫn bị từ chối: "Mọi người nói chán việc, nhưng chẳng còn việc nào dành cho tôi"
Có 1 bằng đại học và 1 bằng cao đẳng, người đàn ông U40 vẫn thất nghiệp suốt 3 năm qua dù đã nộp đơn xin việc gần 100 công ty nhưng không được tuyển dụng.
- 30-04-2024Nữ sinh học ĐH top, thành tích siêu khủng nhưng đi xin việc trượt từ "vòng gửi xe": Hóa ra mắc lỗi "đại kỵ" này trong CV
- 24-04-2024Chủ nhân phát ngôn "sau 35 tuổi phải gửi CV để xin việc là một thất bại" bất ngờ xin lỗi, tiết lộ mình từng "đem CV đi hỏi việc" ở tuổi 40
- 20-04-2024Đi xin việc, nam sinh viết 1 cụm từ vào CV liền bị loại luôn, 4 năm học ĐH coi như bỏ: Mong không ai mắc lỗi này
Năm 2015, ở tuổi 34, Dan Colflesh quyết định nghỉ việc trong ngành dịch vụ khách hàng và theo đuổi tấm bằng đại học.
Anh nói với Business Insider: "Tôi đã nỗ lực thăng tiến ở một số công ty, nhưng luôn gặp trở ngại vì không có trình độ đại học".
Đến năm 2021, Colflesh lấy được bằng cao đẳng ngành vật lý tại một trường cao đẳng cộng đồng ở Massachusetts và bằng cử nhân khoa học chính trị tại Đại học Massachusetts Amherst. Nhưng việc học thêm chỉ khiến người đàn ông này chịu thêm các khoản vay sinh viên, mà không giúp ích gì cho anh trên thị trường lao động.
"Sẽ không có ai thuê tôi cả. Bằng cử nhân của tôi gần như vô giá trị", anh nói.
Colflesh cho biết anh đã tìm việc làm trong vài năm qua và nộp đơn xin việc hơn 100 lần nhưng vẫn liên tục bị các công ty từ chối. Có những lúc, Colflesh cảm thấy bản thân thật thất bại nên anh đã tạm dừng tìm việc trong vài tháng.
Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới ở Mỹ thấp hơn so với những thập kỷ trước, Colflesh nằm trong số những người đàn ông phải vật lộn để bước chân vào thị trường lao động.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, vào năm 1950, khoảng 97% đàn ông Mỹ trong độ tuổi 25-54 đã có việc làm hoặc đang tích cực tìm việc làm. Tính đến tháng 1/2024, con số này đã giảm xuống còn khoảng 89%.
Trong những thập kỷ gần đây, việc kiếm được một công việc lương cao mà không có bằng đại học trở nên khó khăn hơn - một xu hướng đang phát triển góp phần khiến một số nam giới rời bỏ lực lượng lao động. Những thách thức này vẫn tồn tại cho đến ngày nay đối với nam giới - nhóm hiện chiếm chưa đến một nửa số người đăng ký học đại học - ngay cả khi ngày càng có nhiều công ty bắt đầu tuyển dụng ứng viên không có bằng cấp.
Một số nam giới từ 25 tuổi trở lên không tham gia lực lượng lao động vì họ đang theo đuổi bằng cử nhân hoặc bằng cao học. Nhưng như trường hợp của Colfesh, bằng cấp không đảm bảo thành công trên thị trường việc làm.
Đặc biệt trong năm qua, một số người Mỹ gặp khó khi tìm việc lương cao. Khảo sát của quỹ quản lý tài sản Vanguard năm 2023 cho thấy tỷ lệ tuyển dụng đã duy trì ổn định đối với người có thu nhập dưới 55.000 USD nhưng đã giảm đối với người kiếm nhiều hơn 96.000 USD mỗi năm.
Colflesh vẫn miệt mài tìm việc và xem xét lại các chiến lược của mình. Anh nhận ra thị trường việc làm đã thay đổi. Trước đây, người lao động chỉ cần có bằng cử nhân ở bất kỳ lĩnh vực nào thì sẽ có mức lương tốt nhưng bây giờ họ đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn.
Điều này khiến bằng cử nhân chính trị của Colflesh không phải là lợi thế. Anh không muốn tiếp tục vay nợ để học thêm nên đã thử điều chỉnh sơ yếu lý lịch và thư xin việc.
"Tôi luôn nghe nhà tuyển dụng phàn nàn về việc ai đó chán việc", anh nói. "Bản thân tôi cực kỳ muốn nhưng không một ai ngồi xuống và nói chuyện với tôi bao giờ".
Anh nghĩ rằng mình đã quá thành thật trong sơ yếu lý lịch trong khi các ứng viên khác cố phóng đại bản thân lên. Đồng thời, khu vực Appalachia, miền đông nước Mỹ, đang gặp khó khăn về kinh tế cũng là rào cản cộng thêm.
Colflesh đang sống cùng gia đình hôn thê và họ giúp anh chi trả các hóa đơn hàng tháng. Khoản vay sinh viên cho anh 5.000 USD mỗi học kỳ chỉ có thể phụ thêm đôi chút.
Đầu tháng 5, anh đã có được cuộc phỏng vấn thứ hai cho một công việc ở bang Massachusetts.
"Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm dù nó có khó khăn đến đâu", Colflesh nói.
Theo Business Insider
Đời sống & pháp luật