36 tuổi, đột tử vì làm việc liên tục trong 22 tháng: Dù kiếm được bao nhiêu tiền thì sức khỏe cũng là bất động sản quý giá nhất đời bạn!
Dù tham vọng của bạn có lớn bao nhiêu chăng nữa, bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất, chính là bảo vệ cho tốt cơ thể "phàm nhân" này. Nếu ngay cả thân xác này cũng không còn, thì dù linh hồn bạn có nghị lực lớn thế nào đi nữa, cũng không thể sống tiếp.
- 20-06-2020Bài học tôi rút ra được sau 10 năm ghi chép cuộc đời với 307 cuốn sổ lớn nhỏ: Kết quả độc đáo tới không ngờ
- 19-06-2020Dù là ai cũng cần ghi nhớ 9 nguyên tắc này để duy trì trạng thái "sung sức" nhất: Rất đơn giản nhưng hầu hết mọi người đều không để tâm
- 07-06-2020Bổ sung 10 loại trái cây, rau xanh này hàng ngày để vừa cấp nước, vừa tăng sức đề kháng trong mùa nắng nóng
Thức khuya, làm thêm giờ, tắm đêm, ăn uống không khoa học, lười vận động. Tất cả những hành động đó nếu làm liên tục nhiều ngày sẽ dẫn đến nguy cơ bị đột tử. Thế nhưng, đây lại là lối sống mà nhiều người trẻ hiện nay đang thực hiện.
Sống trong một xã hội hiện đại áp lực cao như thế này, nếu bạn không biết cách lập kế hoạch lâu dài duy trì sức khỏe bản thân, dù bạn nỗ lực đến đâu, vẫn không thể vượt qua được hai chữ: Tử thần!
Do đó, cho dù hiện tại bạn kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, điều quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của chính mình.
Tin tức về kỹ sư của Huawei, 36 tuổi, đột tử vì làm việc liên tục trong 22 tháng, có lẽ bạn đã từng nghe nói đến.
Anh ta luôn làm việc trong trạng thái áp lực cao, không nghỉ ngơi nhiều giờ. Và khi tai nạn xảy ra, là lúc anh ta đang lái xe.
Dù mọi người kịp thời đưa anh ta vào bệnh viện đi nữa, anh ta cũng không qua khỏi. Cái chết của vị kỹ sư này như để lại cho chúng ta một bài học:
"Dù tham vọng của bạn có lớn bao nhiêu chăng nữa, bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất, chính là bảo vệ cho tốt cơ thể "phàm nhân" này. Nếu ngay cả thân xác này cũng không còn, thì dù linh hồn bạn có nghị lực lớn thế nào đi nữa, cũng không thể sống tiếp."
Khi bạn 25 tuổi, bạn nên chuẩn bị cho bạn của 35 tuổi.
Mặc dù không ai sẵn sàng thừa nhận và chào đón rằng bản thân đã bước sang tuổi trung niên, nhưng mọi người không thể tránh khỏi việc bản thân phải già đi.
Đối với hầu hết tất cả mọi người, tuổi 35 có một số tình huống nhất định không thể tránh khỏi.
35 tuổi, thể lực của bạn yếu hơn nhiều so với lúc trẻ, bạn không thể liều mạng làm việc cả đêm, cũng không thể chạy quá nhanh.
35 tuổi, cơ thể bắt đầu có biểu hiện lão hóa, những căn bệnh vặt xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Nếu không siêng vận động, rất dễ béo vào lúc này.
35 tuổi, con bạn cần tiền đi học, cha mẹ bạn cần tiền dưỡng lão. Xung quanh bạn mọi thứ đều cần có tiền để giải quyết.
35 tuổi, có thể bạn đang đứng ngay tầm quản lý cấp trung, tuy cao hơn những người trẻ, nhưng rất khó để tiến thêm một bước nữa.
Đây là trường hợp mà đa số những người 35 tuổi đều gặp phải.
Thế nên, khi 25 tuổi, hãy chuẩn bị tốt mọi thứ để đối diện với tuổi 35 một cách thuận lợi, nhẹ nhàng hơn.
Vậy chúng ta nên làm thế nào đây?
Con người là một loài sinh vật tư duy, mà đời người chính là kết quả của rất nhiều tư duy đúc kết thành. Tư duy chỉ đạo cho hành động, một tư duy tốt sẽ cho ra hành động và kết quả tốt.
Ví dụ: Một số người cho rằng họ nên sống hết mình vì tuổi trẻ, họ sẵn sàng "đắm mình trong cơn mưa rào" và thưởng thức nó. Vì vậy, họ lãng phí tiền bạc cho những cuộc chơi, và đến 30 tuổi, số dư trong thẻ còn chưa đến 7 số. Ngược lại, có vài người lại nghĩ rằng tiết kiệm tiền là một điều cần thiết, và khi còn trẻ, họ cố gắng tích lũy dần để dành cho tương lai...
Hai quan niệm khác nhau, dẫn đến hai cuộc đời khác nhau.
Do đó, ở tuổi 25, có một vài khái niệm, bạn nhất định phải tập thành thói quen và ghi nhớ suốt đời, bởi nó sẽ đem đến cho bạn lợi ích không nhỏ:
Đừng quá để ý lời nói của người khác
Khi bạn còn trẻ, nghe đến những lời bàn tán, nói xấu, chỉ trích vô căn cứ từ người khác, bạn nhất định sẽ cảm thấy rất giận dữ hoặc buồn bã, nhưng đó là một trong những điều không thể tránh khỏi.
Bạn nên bỏ ngoài tai những thị phi từ cuộc sống bên ngoài, và tập trung "làm giàu cuộc sống" của chính mình.
Thế giới này rất kỳ lạ, nếu bạn dành được chức quán quân, dù trước trận đấu bạn sống tùy ý, không thường xuyên luyện tập đi nữa. Người khác vẫn chỉ nói bạn có thiên phú bẩm sinh, thực lực cao, tâm trạng tốt. Ngược lại, nếu bạn không dành được giải thưởng, dù bạn có thành thật học hỏi, nỗ lực từng ngày, nhiều người vẫn sẽ gắn cho bạn cái mác "đồ vô dụng".
Logic thực sự của "quần chúng" quây quanh bạn chính là: Bạn chỉ cần làm ra thành quả tốt, người khác sẽ tự tìm lý do tốt đẹp cho bạn.
Do đó, đừng quan tâm đến lời người khác nói, hãy quan tâm đến lời nói của tâm hồn và làm theo chỉ dẫn của nó.
Xây dựng lại hệ thống kiến thức cho bản thân
Hệ thống kiến thức đó bao gồm những gì?
Về kiến thức chuyên ngành, về kĩ năng sống, về nhận thức...
Dù bạn có học đại học đi nữa, kiến thức ở trường là chưa bao giờ đủ để có thể đứng vững gót chân trong xã hội. Muốn thăng chức, bạn phải tự mài giũa bản thân thông qua cách cọ xát với thực tế và học hỏi nhiều hơn...
Về kĩ năng sống, cách giao tiếp với người khác, cách ứng xử và giải quyết khi gặp những tình huống bất ngờ, là điều bạn cần để tâm đến.
Về nhận thức, không chỉ cần bạn "vượt qua thị phi", còn cần bạn không đắm mình vào thị phi. Nghĩa là, khi chưa thực sự hiểu rõ vấn đề gì hoặc ai đó, đừng nên phán xét người khác. Hãy giữ im lặng!
Không để thời gian làm việc chiếm cứ thời gian ngủ
Năm 1817, nhà xã hội học Owen đã đề xuất "lý luận 8 giờ", cụ thể:
Mỗi ngày, con người nên có 8 giờ làm việc, 8 giờ ngủ và 8 giờ nghỉ ngơi.
Sự thật chứng minh lý thuyết này rất phù hợp với quy luật làm việc và nghỉ ngơi của con người.
Giấc ngủ thực sự rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thế nên, đừng vì công việc mà phớt lờ thời gian ngủ hay nghỉ ngơi của bản thân.
Cơ thể bạn không phải làm bằng sắt thép, nếu bạn không biết quý trọng nó. Đến một ngày sức khỏe bị bạn xài cạn kiệt, nó sẽ trả về cho bạn một "mảnh đất khô cằn", mà không phải là bất động sản vô giá như lúc trước nữa!
Báo dân sinh