MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

39 tuổi thất nghiệp không chốn dung thân, tôi "ngấm đòn": Trẻ tuổi chọn sống nhàn thực sự là một kiếp nạn!

11-01-2020 - 09:15 AM | Sống

Trơ lì về trí tuệ thực sự rất đáng lo, nó khiến bạn giống như một đống sắt vụn mà người khác chỉ muốn vứt đi chứ không muốn động đến.

Đối với nhiều người trung niên mà nói, thất nghiệp là điều vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể coi là một lần nguy cơ trong cuộc đời, vậy điểm đáng sợ ở đây là gì?

Một là tuổi tác, nỗi đau thất nghiệp đối với người trẻ thường không thấm gì, nhưng đối với những người trung niên thì lại khác, bởi tuổi tác là nguyên nhân chí mạng khiến họ khó có thể tìm được công việc, kế sinh nhai mới.

Hai là áp lực kinh tế. Sở dĩ những người trung niên họ sợ thất nghiệp là do áp lực cuộc sống hiện thực quá lớn, họ khó lòng chịu đựng được cảm giác giày vò đó. Sở dĩ tôi muốn nói đến điều này là do tôi nghe được câu chuyện về một người bạn.

Anh sinh năm 81, giờ đã là cha của 2 đứa con, sắp sửa bước sang tuổi 40. Tháng 11 vừa rồi anh thất nghiệp, đến nay đã hơn hai tháng. Anh rải CV khắp nơi rồi chờ đợi, nhưng càng chờ đợi càng biệt tăm biệt tích. Thi thoảng cũng có nhà tuyển dụng trả lời, gọi anh đi phỏng vấn nhưng đôi bên đều không hài lòng. Anh không hài lòng với công việc, người tuyển dụng cũng chẳng hài lòng với anh.

Tổng kết nguyên nhân, anh chỉ biết than vắn thở dài: "Tại trước đó sống yên ổn, sống nhàn hạ quá mà, để bây giờ phải nếm mùi cay đắng".

Mặc dù tôi không biết những năm qua anh đã sống như thế nào, nhưng những lời mà anh tổng kết lại tôi khá đồng tình: "người sống mà nhàn quá thực sự là một kiếp nạn".

39 tuổi thất nghiệp không chốn dung thân, tôi ngấm đòn: Trẻ tuổi chọn sống nhàn thực sự là một kiếp nạn! - Ảnh 1.

01

Con người một khi nhàn rỗi quá coi như "toang"

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều biết rằng: rất nhiều thứ nếu như lâu không dùng đến, để mặc một xó có thể sẽ bị hỏng hay thậm chí là không thể dùng được nữa.

Ví dụ như những sản phẩm kim loại, lâu không dùng sẽ bị gỉ sét, hay như những sản phẩm điện tử lâu không dùng sẽ trở nên khó dùng hay thậm chí là không thể sử dụng được nữa. Và thực tế là con người chúng ta cũng vậy. Nhàn rỗi quá lâu, đầu óc tư duy giống như một con dao lâu không dùng đến rỉ sét và cùn trơ.

Nếu chúng ta sống nhàn rỗi quá lâu, nhàn rỗi một cách đáng sợ thì dù là sức khỏe, đấu chí hay thậm chí là nhận thức tư duy đều sẽ không còn được nhanh nhạy nữa.

Đầu tiên là năng lực, rất nhiều người trong chốn công sở chỉ có thâm niên mà không có năng lực, nguyên rất rất đơn giản đó là do sống quá nhàn. Gặp phải vấn đề khó khăn chỉ biết lòng vòng cho qua, không bao giờ ép mình trưởng thành. Làm việc cả 10 năm trời mà trong tay vẫn chỉ có 1 năm kinh nghiệm. Không ít người thất bại, đứt gánh giữa đường chỉ vì điều đó.

Tiếp theo là chí khí. Trong Binh pháp Tôn Tử có nói: "Đánh trống lần một thì binh sĩ hăng hái, đánh lần hai thì lòng hăng hái giảm xuống, đánh lần ba thì không còn hăng hái nữa".

Nhiều lúc, muốn làm được việc gì đó thì phải làm liên tục, không gián đoạn. Bởi nếu lười nhác, trì hoãn càng lâu thì càng dễ đánh mất đấu chí và say mê.

Khi chúng ta ở trong trạng thái nhàn rỗi quá lâu sẽ khiến chúng ta ngày càng lười biếng và khó có thể lấy lại tinh thần hăng say và nhiệt huyết ban đầu. Rất nhiều người trong chốn công sở cũng chỉ vì điều này mà phải chịu không ít thiệt thòi.

Cuối cùng là trình độ nhận thức tư duy. Người mà sống quá nhàn thường sẽ sa đọa vào trong những cuộc vui chơi rác rưởi, khó có thể trưởng thành một cách chất lượng cao, trình độ tư duy nhận thức cũng khó lòng được nâng cao.

Và cái kết đó là sẽ khiến chúng ta ở trong trạng thái nhận thức kém, những thứ mà mắt chúng ta nhìn thấy, tai chúng ta nghe được và đầu chúng ta suy nghĩ đều không đủ để giúp chúng ta chạm tới những tầng cao nhận thức. Nếu cứ mãi sống như vậy thì thật là đáng lo.

Đáng lo là bởi nhàn rỗi quá chỉ khiến bạn tăng trưởng về thể xác mà không hề phát triển trí tuệ. Mà thực tế cuộc sống là yêu cầu bạn không cần phải tăng trưởng thể xác nhưng nhất định phát phát triển tư duy và trí tuệ thì mới có thể tồn tại được trong cuộc sống cam go và đầy khốc liệt này.

Trơ lì về trí tuệ thực sự rất đáng lo, nó khiến bạn giống như một đống sắt vụn mà người khác chỉ muốn vứt đi chứ không muốn động đến.

39 tuổi thất nghiệp không chốn dung thân, tôi ngấm đòn: Trẻ tuổi chọn sống nhàn thực sự là một kiếp nạn! - Ảnh 2.

02

Thay vì nhàn rỗi hãy bận rộn bởi bận rộn có thể loại bỏ được rất nhiều phiền não

Dĩ nhiên con người sống không thể không có lúc nhàn rỗi, nhàn rỗi một cách phù hợp là điều cần thiết, có thể sống nhàn rỗi một chút đó cũng là một kiểu phúc phận và bản lĩnh. Điều mà tôi muốn nói ở đây đó là chúng ta không được sống quá nhàn, bởi sống quá nhàn sẽ là một kiếp nạn.

Tuy rằng, bận rộn  quá cũng chẳng tốt đẹp gì, sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ hoặc mất đi nhiều thứ. Thế nhưng bận rộn lại giúp chúng ta lãng quên rất nhiều phiền não và bất hạnh trong cuộc sống.

Đường đi nhiều mà có, việc làm nhiều mà ra

Nếu như chúng ta có thể bớt kêu ca thế giới bất công hoặc cuộc sống khó khăn, dành thời gian và công sức vào những việc chính đáng, khiến mình trở nên bận rộn hơn trong công việc và bắt đầu trưởng thành trong cuộc sống thì bạn sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng rất nhiều phiền não trước đó không còn xuất hiện, những mơ hồ và khốn khổ trước kia cũng tan thành mây khói.

Đường đi nhiều mà có, việc làm nhiều mà ra. Rất nhiều khó khăn, bế tắc trong cuộc sống chỉ cần bạn hành động, bạn bận rộn thì ắt sẽ có đường đi, ắt sẽ có cơ hội thay đổi.

Bận rộn giúp chúng ta quên đi đau khổ

Rất nhiều đau khổ trong cuộc sống là do chúng ta tự thổi phồng lên. Càng day dứt, dằn vặt thì càng dễ lún sâu, càng dễ đau khổ. Nói một cách rất thực tế, bận rộn giúp chúng ta phân tán sự chú ý, giúp chúng ta không lún sâu vào những việc phiền muộn, giúp chúng ta quên đi đau khổ. Đó là điều hết sức thực tế.

Bận rộn giúp chúng ta không tự biến mình thành kẻ vô vị

Vô vị và nhàn rỗi thường như hình với bóng. Một người thích ba hoa tán chuyện, miệng lưỡi đặt lung tung khắp nơi thường là vì quá nhàn, nhàn rỗi sinh nông nổi, nhàn rỗi sinh thị phi.

Giống như thực tế công sở mà chúng ta thường thấy, rất nhiều người rảnh rỗi, buôn lời bán chuyện khắp nơi, có thể đặt miệng bất cứ chỗ nào, khiến người khác cảm thấy khó chịu và chỉ muốn tránh xa.

Bận rộn giúp chúng ta không tự biến mình thành một kẻ vô vị, cũng chính vì vậy mà nó giúp chúng ta tránh xa được rất nhiều thi phi và phiền toái.

Con người ở đời quá bận hay quá nhàn cũng đều không tốt. Nếu như bận rộn và nhàn rỗi là 10 phần thì bận rộn chiếm 7 phần và nhàn rỗi chiếm 3 phần là tốt nhất. Cần làm việc thì làm việc, cần nghỉ ngơi phải nghỉ ngơi, đó mới là cuộc sống.

Nhất là khi còn trẻ, hãy nên để mình bận rộn một chút, đừng sống quá nhàn, bởi sống quá nhàn thực sự là một kiếp nạn. Sống quá nhàn chính là bạn đang tự cầm dao sát hại tương lai của chính mình. Người trẻ ơi xin hãy nhớ thật kỹ.

Theo Ngọc Thủy

Trí thức trẻ

Trở lên trên