4 biểu hiện đáng nghi khi thức dậy vào buổi sáng: Chú ý ngay vì có thể là dấu hiệu cơ thể cảnh báo, huyết khối đang "ghé thăm"
Các dấu hiệu khi thức dậy sau một giấc ngủ dài tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm cảnh báo cơ thể đang bị tổn thương. Do đó, nếu bạn có 4 biểu hiện này thì phải nhanh chóng kiểm tra ngay.
Huyết khối là một loại bệnh lý về tim mạch và mạch máu não, thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi. Những năm gần đây, số lượng người mắc căn bệnh này ngày một tăng cao, thu hút sự quan tâm của mọi người.
Bệnh huyết khối cực kỳ nguy hiểm, được coi là "sát thủ thầm lặng" với tỷ lệ tử vong và thương tật tương đối cao, diễn ra đột ngột. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời dễ mang lại hậu quả nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Mặc dù sự khởi phát của huyết khối là đột ngột, nhưng quá trình hình thành lại tương đối lâu. Chính vì thế, cơ thể thường đưa ra lời cảnh báo. Những "tín hiệu phòng bệnh này" nhất định bạn phải cảnh giác!
4 dấu hiệu sau khi thức dậy vào buổi sáng cảnh báo huyết khối "gõ cửa"
Buổi sáng thức giấc là thời điểm tốt nhất để quan sát tình trạng thể chất của bản thân. Ảnh: Aboluowang
Nếu như chúng ta có thể nhận biết sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời, chắc chắn có thể tránh được bệnh tình phát sinh.
1. Tức ngực
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, nếu bạn cảm thấy tức ngực trong một thời gian dài, bạn phải chú ý đến cơ thể nhiều hơn. Bởi vì, đây có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối.
Khi có máu tụ trong phổi, nếu máu không lưu thông tốt sẽ dễ gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi. Lúc này, cục máu đông đang hình thành ở phổi và khiến bạn bị tức ngực, khó thở. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn phải chú ý đi kiểm tra, để có thể phòng tránh kịp thời và bảo vệ sức khỏe của mình.
2. Chảy nước dãi
Tình trạng chảy nước dãi liên quan đến tư thế ngủ không đúng. Chỉ cần bạn duy trì tư thế ngủ tốt là có thể giảm bớt tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy nước dãi một bên khi ngủ, hãy cảnh giác với sự xuất hiện của bệnh huyết khối.
3. Tê tay chân
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, một số người sẽ bị tê tay chân. Bởi vì, họ thường vô tình đè lên tay chân trong lúc ngủ khiến máu lưu thông kém. Tuy nhiên, nếu thay đổi tư thế ngủ mà tình trạng tê tay chân vẫn không thuyên giảm và kèm theo cảm giác ngứa ran thì phải đặc biệt chú ý. Vì sức khỏe mạch máu đang âm thầm đưa ra lời cảnh báo đến bạn.
Khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt là ở tay và chân, máu sẽ lưu thông kém khiến tay chân tê mỏi, yếu và ngứa ran. Vì vậy, nếu xảy ra hiện tượng này, bạn nên kịp thời thăm khám và chăm sóc cơ thể kịp thời để tránh những hậu quả xấu.
4. Chóng mặt
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, quá trình lưu thông máu diễn ra tương đối chậm. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tim mạch kém, nhất là vào những buổi sáng mùa đông. Ảnh: Aboluowang
Đối với bệnh huyết khối, sau khi ngủ dậy, do máu lưu thông tương đối chậm, cộng với sự tắc nghẽn của huyết khối nên quá trình lưu thông máu sẽ trở nên kém hơn. Nếu mạch máu não bị tắc nghẽn, lượng máu và oxy cung cấp cho não không đủ, có thể bị chóng mặt, trường hợp nặng có thể kèm theo cảm giác buồn nôn.
Vì vậy, nếu thường xuyên bị chóng mặt sau khi ngủ dậy, bạn phải chú ý kiểm tra sức khỏe mạch máu, kịp thời thực hiện điều hòa và phòng tránh để loại bỏ những nguy hiểm tiềm ẩn.
3 việc nên làm để ngăn ngừa huyết khối
Huyết khối tương đối có hại cho sức khỏe. Chúng ta có thể làm gì để giúp ngăn ngừa và giảm bớt?
1. Uống nhiều nước
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, quá trình tuần hoàn máu diễn ra tương đối chậm và cơ thể cũng rơi vào trạng thái thiếu nước. Lúc này độ nhớt của máu tương đối cao và việc uống nước trở nên rất cần thiết.
Nếu bạn uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn không chỉ có thể bổ sung nước mà còn làm loãng, giảm độ nhớt và tăng tốc độ lưu thông máu, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối.
Tất nhiên, ngay cả khi không phải buổi sáng, chúng ta vẫn cần uống đủ nước mỗi ngày. Nói chung, lượng nước tiêu thụ hàng ngày của một người trưởng thành nên vào khoảng 2000-2500ml. Uống nhiều nước hơn cũng không sao, nhưng đừng uống ít.
2. Chế độ ăn nhẹ
Người mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, nếu giảm lượng dầu và muối trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể giảm sự hình thành huyết khối và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Vì vậy, bạn nên lập cho mình chế độ ăn uống nhẹ nhàng, loại bỏ những đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đây là phương pháp quan trọng nhất để giảm bớt gánh nặng cho cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
3. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên chính là chìa khóa để nâng cao tuổi thọ. Ảnh: Aboluowang
Tập thể dục có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu của cơ thể, nâng cao thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch và kiểm soát cân nặng. Những điều này có lợi cho sức khỏe mạch máu và rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông.
Nhiều bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa thông qua tập thể dục, bởi vì tập thể dục có thể cải thiện thành phần máu trong cơ thể và tăng cường chức năng của các cơ quan.
Vì vậy, nếu bạn muốn cơ thể khỏe mạnh, không muốn huyết khối "gõ cửa", thì tập thể dục là một cách cực kỳ hữu ích và rất đáng để kiên trì thực hiện.
Theo Aboluowang