4 bộ phận cơ thể chuyển màu sẫm, hãy cẩn trọng bởi đó là dấu hiệu của bệnh tật đã cận kề
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các vùng trên cơ thể chuyển sang màu đen bất thường. Nhưng khi 4 bộ phận này thay đổi, bạn nên thận trọng.
- 31-07-20214 món ăn bẩn nhất được bày bán khắp nơi mà nhiều người Việt vẫn vô tư mua về hàng ngày: Dừng lại ngay kẻo bệnh tật gõ cửa!
- 30-07-2021Cụ ông mắc bệnh tiểu đường nhưng vẫn khỏe khoắn: Bí quyết ổn định lượng đường trong máu nhờ tránh ăn 4 thứ, toàn món người Việt rất thích
- 30-07-2021Dậy sớm 1 tiếng mỗi ngày trong 2 tuần, bạn sẽ nhận được điều kỳ diệu: Nhưng trước hết, cần từ bỏ thứ đồ uống được người Việt ưa thích này vào buổi chiều!
1. Môi thâm đen
Vùng môi chuyển thâm đen là dấu hiệu cho thấy tim và gan của bạn có vấn đề. Đây có thể là hiện tượng cho thấy máu bị ứ đọng trong cơ thể, thường đi kèm với cảm giác mỏi mệt, đau tức ngực. Đặc biệt, với các bệnh nhân gan, khi môi trở nên thâm đen thì đó là biểu hiện của bệnh gan đang ngày càng tiến triển, cần đặc biệt lưu tâm.
2. Nước da sẫm màu
Gan là cơ quan giải độc lớn nhất của cơ thể, một khi gan bị tổn thương thì nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vùng cơ thể và khiến bạn khó có thể sống lâu, khỏe mạnh được. Màu sắc trên khuôn mặt và sắc tố da có một mối quan hệ trực tiếp với nhau, nếu khi bệnh gan phát sinh, sẽ có sự bất thường trong quá trình trao đổi chất của hắc tố melanin, ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bilirubin.
Nước da sẫm màu là dấu hiệu cho thấy bạn đang có một lá gan không tốt. Khi nhận thấy nước da của mình sẫm màu, mặt mũi bơ phờ, kém sắc hơn thì khả năng cao bạn đang bị xơ gan hoặc viêm gan.
3. Ruột đen
Muốn sống lâu thì phải bảo đảm đường ruột luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn ăn uống thiếu chất thì rất dễ khiến cơ thể bị táo bón lâu ngày. Điều này sẽ làm ruột dần chuyển sang màu đen và thậm chí còn làm bạn đi ngoài ra máu hoặc có màu đen.
Lúc này, hãy chú ý uống thuốc và tìm cách chữa tình trạng táo bón mà bạn đang gặp phải để cải thiện tình trạng ruột đen.
4. Phổi đen
Phổi đen cũng là hiện tượng mà bạn cần chú ý. Nhiều người lấy phổi làm thước đo để biết tuổi thọ của mình kéo dài đến đâu. Phổi có tốt hay không phụ thuộc vào dung tích phổi và độ sạch của phổi có bị thâm đen hay không.
Người hút thuốc lá lâu ngày, người tiếp xúc với khí độc hại lâu ngày đều dễ có nguy cơ phổi bị thâm đen. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi, khiến sức khỏe suy giảm và trực tiếp tác động đến tuổi thọ.
Bồi bổ cơ thể bằng thực phẩm và lối sống lành mạnh
Khi cơ thể có những dấu hiệu sức khoẻ không tốt, bạn cần chú ý tới lối sống, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và đặc biệt, hãy chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Một lối sống lành mạnh, một chế độ sinh hoạt điều độ và một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối sẽ giúp cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, muốn sống lâu thì phải tránh xa những thực phẩm có tác động và góp phần dẫn đến bệnh tật, đặc biệt là 8 nhóm thực phẩm này:
1. Đồ chua
Những người sau 45 tuổi nên ngừng ăn đồ chua, lên men. Đồ chua rất giàu nitrit, sau khi vào dạ dày sẽ kết hợp với protein tạo thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư mạnh và dễ gây ra các loại ung thư, đặc biệt ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
2. Đồ mốc
Không nên sử dụng thức ăn khi bị mốc vì thức ăn bị mốc rất giàu aflatoxin. Đây là chất gây ung thư mạnh và là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư.
3. Đồ hun khói
Đồ hun khói phải được loại bỏ khỏi bàn ăn, mặc dù hương vị của thực phẩm hun khói rất độc đáo nhưng nó sẽ tạo thành chất gây ung thư đặc biệt trên bề mặt thực phẩm. Benzopyrene và benzopyrene có thể gây ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Thậm chí, nó còn là một trong những thủ phạm của bệnh ung thư đại trực tràng.
4. Đồ chiên rán
Các chuyên gia đặc biệt lưu ý: Càng chiên rán già lửa càng tạo nhiều amin dị vòng, nhất là khi đang rán lại đổ thêm dầu mỡ vào sẽ làm tăng nhiệt độ đột ngột. Những loại thực phẩm này được đun nấu ở nhiệt độ cao cũng sẽ tạo ra benzopyren bencanthraxen, gây ung thư đường tiêu hóa. Khoai tây chiên, phồng tôm, bánh mì, trứng, bắp rang, thực phẩm giàu carbonhydrat xử lý ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide, gây ung thư vú, thận.
5. Thức ăn thừa
Người sau 45 tuổi nên ăn ít thức ăn thừa. Thức ăn thừa để lại lâu sẽ dễ sinh ra nitrit, vì vậy không nên nấu quá nhiều cho mỗi bữa ăn, tránh ăn thừa rồi vứt đi, cảm thấy tiếc quá hình thành thói quen ăn thức ăn thừa lâu ngày.
6. Thức ăn lạnh
Sau 45 tuổi, ruột và dạ dày sẽ trở nên mỏng manh, nếu thường xuyên ăn đồ ăn thức uống lạnh sẽ gây giảm tiết dịch vị, dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Nhất là những người già đã mắc bệnh tim mạch rồi thì càng không ăn được nhóm thực phẩm này.
7. Đồ ăn quá nóng
Thường xuyên ăn quá nóng có thể là nguyên nhân quan trọng gây ra các khối u đường tiêu hóa như ung thư thực quản. Chế độ ăn quá nóng có thể làm tổn thương và kích thích biểu mô niêm mạc thực quản, kích thích lâu dài sẽ gây biến đổi ác tính ở mô. Nếu thức ăn vào dạ dày chưa kịp nhai hết ở miệng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, dù là người thích ăn nóng thì bạn cũng chỉ nên ăn thức ăn ở nhiệt độ dưới 70 độ C là tốt nhất.
8. Thực phẩm có cồn
Sau 45 tuổi, ngoài những thực phẩm cần tránh xa như trên thì bạn cũng nên hạn chế thực phẩm có cồn. Một số người luôn có hành vi nhậu nhẹt, thích thêm nhiều rượu vào quá trình chế biến món ăn. Trên thực tế, những thực phẩm có cồn này cũng có tính gây kích ứng cao. Thường xuyên ăn quá nhiều thức ăn có cồn dễ gây kích ứng mạch máu của con người, thậm chí làm tăng huyết áp.
Thói quen ăn uống không lành mạnh dễ nuôi dưỡng tế bào ung thư, khuyến cáo sau 45 tuổi nên tránh xa đồ ăn vặt, ăn nhiều rau quả tươi, ăn đều đặn 3 bữa / ngày, ăn tối ít hơn, ăn ít đồ cay, tránh nghiện rượu. Điều đó có lợi hơn cho sức khoẻ của đường tiêu hoá.
Ngoài việc duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và chữa trị kịp thời.