4 cách để thăng tiến từ một nhân viên bình thường lên một nhà quản lý tài ba
Bạn cần phải cho mọi người thấy rằng bạn đã sẵn sàng đảm nhiệm một vị trí mới và hiểu rõ được vai trò mà mà một người quản lý cần phải làm.
- 23-11-2017Chỉ với cách chào hỏi, người Đức cũng thể hiện được họ nghiêm túc trong công việc như thế nào
- 31-10-2017Khoa học chứng minh: Đàn ông có con gái thành công rực rỡ trong sự nghiệp và sống thọ hơn
- 09-10-20173 kĩ năng thiết yếu giúp bạn thăng tiến dù cho bạn đang ở vị trí nào
Có thể bạn sẽ gặp một vài khó khăn nếu muốn thăng tiến từ một nhân viên bình thường lên một nhà quản lý. Ngay cả khi bạn có một vài thành tích trong công ty thì cũng không thể đảm bảo rằng ông chủ có thể nhận ra được năng lực thực sự của bạn để cho bạn những cơ hội trong sự nghiệp.
Theo chuyên gia Suzy Welch, tác giả nhiều cuốn sách Bestseller về quản trị, chia sẻ: "Nếu bạn chỉ đơn giản nói với mọi người rằng bạn muốn có vị trí cao hơn trong công ty thì chưa đủ. Bạn cần phải cho mọi người thấy rằng bạn đã sẵn sàng đảm nhiệm một vị trí mới và hiểu rõ được vai trò mà mà một người quản lý cần phải làm".
Dưới đây là bốn cách để sếp có thể nhận ra được năng lực quản lý tuyệt vời của bạn:
1. Xây dựng cho mình một bộ hồ sơ thành tích cá nhân
Trước tiên, bạn không những phải đáp ứng đầy đủ mà còn phải vượt qua sự mong đợi ở vị trí công việc hiện tại. Welch nói: "Bạn cần phải có một kỷ lục thành tựu của mình trong sự nghiệp. Các sếp đều muốn bạn chắc chắn rằng bạn đã giúp nhóm làm việc của bạn đi lên bằng tài năng khéo léo của mình".
Hãy tự hỏi bản thân rằng: "Tôi có làm việc tốt với người khác không?", "Tôi có cố gắng tìm giải pháp cho các vấn đề một cách chủ động không?", "Tôi có truyền cảm hứng cho người khác không?".
Nếu bạn chắc chắn đưa ra được câu trả lời, bạn đã có lợi thế cho vị trí bạn mong muốn. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn, hãy bắt đầu ưu tiên hơn cho việc hợp tác với các đồng nghiệp.
2. Đưa ra cam kết của bạn
Các nhà quản lý không những phải đi theo xuyên suốt dự án dài hạn của mình mà còn phải có cái nhìn tổng quan để quản lý các nhân viên. Nếu bạn muốn trở thành người quản lý, bạn phải chỉ ra được bạn là người siêng năng.
Nếu bạn luôn nằm ở top trên những người hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc thì chắc chắn người quản lý của bạn sẽ lưu ý. Nếu không, hãy thực hiện một số điều chỉnh thói quen cá nhân, chẳng hạn như sắp xếp thời gian lịch làm việc và luôn tuân theo danh sách làm việc đó.
Ngoài ra, học cách nói KHÔNG trong một số trường hợp cũng được xem là một kĩ năng để hình thành một đội trưởng tài năng.
3. Duy trì mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp của bạn
"Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp không có nghĩa là bạn đang cố gắng lấy lòng mọi người để được thăng tiến. Điều quan trọng là bạn đang lấy được sự tôn trọng của mọi người trong công ty mà thôi", Welch nói.
Cho dù đó là kỹ năng, sự trưởng thành hay cách truyền cảm hứng cho người khác, thì việc đánh giá ai đó một cách nghiêm túc cũng rất cần thiết. Làm việc một cách hiệu quả cũng như hợp tác tốt với người khác sẽ giúp bạn cảm thấy mình được tôn trọng, từ đó bạn có thể dễ dàng trình bày ra được những vấn đề, ý kiến của bản thân.
Để trở thành một người quản lý bạn phải chứng minh được bạn là người đủ chín chắn và có sắp xếp thứ tự cuộc sống và sự nghiệp rạch ròi. Hãy rút ra bài học từ thói quen nhỏ nhất làm hạn hẹp con đường công danh của bạn như đi làm muộn hay ăn mặc, tác phong không chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo rằng bạn biết cách gửi một email ngắn gọn nhưng súc tích. Lãnh đạo công ty chỉ tìm kiếm người quản lý có năng lực cũng như khả năng chỉ đạo tốt mà thôi.
4. Khả năng quản lý những phần quan trọng, then chốt
Tất nhiên là người quản lý không phải lúc nào cũng phải tỏ vẻ hào hứng với công việc. Những giám đốc muốn những nhà quản lý phải là người không cảm thấy nhút nhát và xấu hổ trước những công việc không suôn sẻ hay những khó khăn gặp phải.
"Một khi bạn bắt đầu quản lý con người, bạn trở thành một phần của “hệ thống”, bạn phải thuê người, đánh giá khả năng của cấp dưới, giải quyết bất đồng ý kiến của nhân viên và đôi khi để họ ra đi. Bạn cần phải cho mọi người thấy rằng, bạn có thể giải quyết các vấn đề mà không do sự miễn cưỡng hay tức giận chi phối.
Điều đó có nghĩa là làm việc với nhân sự và quản lý công việc giấy tờ, các công việc hành chính là hai vấn đề khác nhau.
Welch chia sẻ: "Khi bạn nhận thấy chỉ hoàn thành công việc cá nhân mà mình được giao không phải là tất cả những việc cần mình làm, chính là lúc bạn hiểu rằng đã đến lúc sẵn sàng để quản lý những người khác”.
CNBC