4 dấu hiệu bệnh trở nặng ở F0 là trẻ nhỏ cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm: Xuất hiện dù chỉ 1 cũng phải lập tức đi khám
F0 có triệu chứng nặng không có tỷ lệ quá lớn nhưng bất kể là ai, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ thì đều cần cảnh giác.
- 04-03-2022Nhiều người mắc 4 sai lầm khi tập thể dục khiến cơ thể CHỊU HỌA: Lợi ích không thấy mà còn đẩy nhanh lão hoá, tổn thương xương khớp
- 04-03-20223 biểu hiện là "sát thủ trong giấc ngủ" cảnh báo gan tổn thương, ung thư tới gần nhưng nhiều người thờ ơ: Không muốn nội tạng "thối rữa" thì đi khám ngay
- 03-03-2022Nguyên trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai chỉ ra: Dùng máy đo oxy nhận kết quả rất thấp, bạn đã mắc SAI LẦM ngay từ bước đầu tiên
Trong những ngày gần đây, "F0" là từ khóa được quan tâm hàng đầu. Do số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh, người dân không thể tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân không có những triệu chứng trở nặng thì không có gì phải lo ngại quá nhiều.
Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin, việc nhiễm COVID-19 khiến các bậc phụ huynh "đứng ngồi không yên". Hiểu được tâm lý này, chương trình Livestream "Chăm sóc trẻ em F0" đã giải đáp những câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh nói riêng và cộng đồng nói chung.
PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, chia sẻ trong buổi livestream.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng 490.000 trẻ.
Khi trẻ mắc COVID-19, nhiều phụ huynh lo lắng vì không nắm rõ quy trình chăm sóc, theo dõi điều trị tại nhà thế nào từ khâu chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe cho đến nhận biết các dấu hiệu nguy kịch cũng như phòng ngừa xử trí biến chứng hậu COVID... Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân.
Trong buổi chia sẻ, PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những thông tin hữu ích dành cho các gia đình đang có F0 là con nhỏ.
Dấu hiệu chuyển nặng ở trẻ bị F0
Bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản khi chăm sóc F0 tại nhà, bác sĩ cũng lưu ý những trường hợp trẻ có dấu hiệu trở nặng, cần được đi cấp cứu kịp thời. Cụ thể, nếu trẻ có những dấu hiệu sau, cha mẹ nên lưu ý và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất:
1. Sốt quá 3 ngày
Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng mà cha mẹ có thể theo dõi và quan sát được. Nếu trẻ liên tục sốt không đỡ, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hạ sốt kịp thời.
2. Trẻ quá mệt
Thông thường trẻ nhỏ khi bị sốt vẫn có thể chạy nhảy hoạt bát bình thường. Tuy nhiên nếu bé không có sức, chỉ nằm một chỗ thì cha mẹ cũng cần đưa con đi kiểm tra.
3. Giảm ăn rõ rệt
Nếu trẻ bị ốm những vẫn có thể ăn uống bình thường thì đây là dấu hiệu không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu bé bỏ ăn hoặc ăn ít thì các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo dõi để xử lý kịp thời.
4. Thở khó khăn, mặt tím tái, chân tay lạnh
Nhịp thở của trẻ nếu có bất thường được thể hiện rõ qua di động của lồng ngực. Trong trường hợp con thở khó, lồng ngực khi hít thở hõm sâu thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra.
Không chỉ có những dấu hiệu trên, nếu trẻ xuất hiện tình trạng co giật, nôn trớ, đi ngoài... thì các bậc phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu tâm. Bác sĩ Dũng khẳng định, nếu trẻ gặp phải những tình trạng trên thì dù có bị COVID-19 hay không cũng phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: F0 - Không hốt hoảng
Xem tất cả >>- Bác sĩ ĐH tư vấn trực tuyến: "HẬU COVID KHÔNG ĐÁNG SỢ"
- Táo đỏ là “thần dược” bổ phổi, kết hợp thêm 2 thứ giúp thải độc, dưỡng tim mạch, F0 khỏi bệnh nên bồi bổ ngay hậu Covid
- Trẻ F0 bị ho nhiều, ho có đờm, đau họng có nên dùng kháng sinh không?
- 1 món ăn có giá đắt hơn thịt, được ví 'tốt ngang tổ yến' được nhiều F0 hậu Covid-19 tìm mua ăn
- Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19