4 mãnh tướng được Tào Tháo cả đời mến mộ: Người đứng ở vị trí đầu tiên không ai có thể thay thế được!
Theo bạn, 4 mãnh tướng này lần lượt là những ai?
- 13-12-2020Chim khôn chọn cành mà đậu, Tào Ngụy có thế lực mạnh nhất Tam Quốc, tại sao Chu Du lại nhất định không theo Tào Tháo?
- 11-12-2020Được khuyên giết Tư Mã Ý để loại trừ hậu họa, vì sao Tào Tháo lại không nghe theo, cuối cùng đánh mất cả giang sơn?
- 28-11-2020Bị 8 đại tướng của Tào Tháo bao vây, Trương Phi chỉ có đường chết, dựa vào đâu mà ông có thể thoát nạn dễ dàng?
Những năm cuối thời Đông Hán, quần hùng tranh bá, chư hầu tịnh khởi. Trong làn sóng lịch sử này luôn có biết bao anh hùng hào kiệt, trong số đó người nổi tiếng nhất chính là Tào Tháo.
Là một nhân vật trí dũng kiệt xuất nhất thống phương Bắc, cấp dưới của ông có thể nói là mãnh tướng nhiều không đếm xuể, mưu sĩ phân bố ở khắp mọi nơi. Thế những võ tướng thực sự được ông yêu thích, mến mộ lại không nhiều, chỉ có duy nhất 4 người. Trong danh sách này có Điển Vi. Người ở vị trí đầu tiên không ai có thể thay thế được.
Vị trí thứ tư: Trương Liêu
Vị võ tướng đứng thứ tư được Tào Tháo yêu mến là Trương Liêu, ban đầu Trương Liêu là thuộc hạ dưới trướng của Lã Bố. Sau khi Lã Bố thất bại và bị giết thì Trương Liêu đến nương nhờ Tào Tháo.
Tào Tháo đánh giá cao Trương Liêu, ông cho rằng thực lực của Trương Liêu không hề thua kém Lã Bố, hơn nữa biểu hiện của Trương Liêu quả thực không làm người ta thất vọng.
Trong các chiến dịch lớn nhỏ vào sinh ra tử, ông đã giành được một vùng lớn lãnh thổ cho cơ nghiệp của nước Ngụy. Không chỉ có như vậy, sau khi Tào Tháo chết, Trương Liêu tuy đã ở tuổi trung niên nhưng thực lực vẫn còn mạnh mẽ, ông đã chiến đấu chống lại Tôn Quyền ở bến Tiêu Dao, ngược gió lật thuyền trong hoàn cảnh vô cùng bất lợi, đánh cho quân của Tôn Quyền chạy trối chết, thiếu chút nữa đã lấy mạng của Tôn Quyền.
Từ đó có thể thấy được rằng, việc Tào Tháo yêu thích Trương Liêu không phải là không có nguyên nhân.
Hình ảnh nhân vật Trương Liêu trên phim.
Vị trí thứ ba: Điển Vi
Người được Tào Tháo yêu mến thứ ba chính là Điển Vi, Điển Vi được Tào Tháo gọi là "Cổ chi Ác Lai", Ác Lai là đại thần của Thương Trụ Vương, con trai của Phi Liêm, là người vô cùng mạnh mẽ cường tráng, có thể làm được những việc mà người thường không làm được, ông dũng mãnh đến nỗi có thể chiếm giết được hổ gấu.
Tào Tháo gọi Điển Vi là Ác Lai thực ra là đang khen ngợi sức lực kinh người của Điển Vi, hơn nữa biểu hiện của Điển Vi cũng không làm Tào Tháo thất vọng.
Ông nhiều lần giúp Tào Tháo giành được phần thắng. Chỉ đáng tiếc rằng trong trận Uyển Thành, ông vì yểm hộ giúp Tào Tháo chạy thoát mà thân trúng vô số mũi tên dẫn đến việc mất mạng.
Vị trí thứ hai: Quan Vũ
Võ tướng này lại không làm việc dưới trướng của ông. Năm đó Quan Vũ và Lưu Bị hai người lạc mất nhau trên chiến trường, Quan Vũ bị đội quân của Tào Tháo bắt giữ. Tào Tháo không những không giết Quan Vũ, ngược lại còn cung cấp đồ ăn thức uống ngon, đối đãi với Quan Vũ như khách quý.
Tào Tháo đã mến mộ Quan Vũ từ lâu, vẫn luôn muốn cướp Quan Vũ từ trong tay của Lưu Bị. Thậm chí Tào Thào còn đem ngựa Xích Thố của Lã Bố tặng cho Quan Vũ, mong muốn lôi kéo trái tim của mãnh tướng này.
Nhưng cho dù là như vậy, từ đầu đến cuối Quan Vũ vẫn làm theo lý tưởng của mình.
Về sau, Quan Vũ thất thế, rơi vào tay Tôn Quyền. Tôn Quyền cho người tặng đầu Quan Vũ đem dâng lên cho Tào Tháo, Tào Tháo biết được đã khóc một trận thảm thiết, đồng thời lệnh cho thợ thủ công dùng loại gỗ tốt nhất để điêu khắc cho Quan Vũ một cơ thể rồi làm lễ hậu táng. Những hành động này của Tào Tháo đủ để cho thấy ông yêu mến Quan Vũ đến mức nào.
Vị trí đầu tiên: Hứa Chử
Không ai có thể thay thế được vị võ tướng mà Tào Tháo hết lòng yêu mến này.
Hứa Chử được Tào Tháo gọi là "Ngô chi Phàn Khoái" (Phàn Khoái của ta), trước đây có Phàn Khoái bảo vệ Lưu Bang, nay có Hứa Chử bảo vệ Tào Tháo. Thật ra địa vị của Hứa Chử tương đương với thị vệ hầu cận của Tào Tháo, Tào Tháo là một người có tính đa nghi, thế nên võ tướng có thể khiến Tào Tháo yên tâm hoàn toàn, nhìn khắp thiên hạ này e là cũng chỉ có một mình Hứa Chử mà thôi.
Pháp luật và Bạn đọc