4 phương pháp giúp nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên và xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ
Chỉ cần bạn làm đúng phương pháp, giao tiếp có hiệu quả với nhân viên, thúc đẩy, truyền cảm hứng và "lôi kéo" thành công nhân viên vào công việc của team.
- 28-05-2018Nhà tuyển dụng hàng đầu của Google tiết lộ kỹ năng quan trọng nhất bạn phải có để giành được vị trí tại công ty
- 27-05-20188 cuốn sách ai cũng nên đọc nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo tuyệt vời ngay lập tức
- 24-05-2018Ngày lãnh đạo ngân hàng tỷ đô, đêm về "làm thêm" DJ chơi nhạc, CEO U50 khuyên bạn: Đừng chịu đựng những công việc nhàm chán!
Bất chợt nhận ra trách nhiệm là người dẫn đầu có thể làm bạn cảm thấy hơi đáng sợ. Nhưng chỉ cần bạn làm đúng phương pháp, giao tiếp có hiệu quả với nhân viên, thúc đẩy, truyền cảm hứng và "lôi kéo" thành công nhân viên vào công việc của team. Thay vì quản lý mọi chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất và làm cho nhân viên của mình cảm thấy bức bối, bạn sẽ thành công trong việc tạo dựng được một team mạnh cho riêng mình.
Quyết định bắt đầu kinh doanh một cái gì đó đòi hỏi rất nhiều can đảm, đam mê và động lực. Trở thành một doanh nhân không cho phép bạn là người đi theo một ai đó hay có được một công việc được coi là ổn định và an toàn, mà buộc bạn phải có con đường của riêng mình. Là chủ sở hữu một doanh nghiệp không đồng nghĩa với việc bạn phải đồng thời là người lãnh đạo. Tuy nhiên khi bạn có một doanh nghiệp, bạn phải thể hiện được tố chất lãnh đạo mạnh mẽ để trên hết là thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên. Vậy thì ngay từ khi chưa có một doanh nghiệp của mình, bạn đã có thể và cần học cách để trở thành một nhà lãnh đạo.
Bạn có thể đang quản lý tốt nhân viên? Nhưng bạn có biết sự khác biệt giữa “quản lý” và “dẫn dắt” là rất lớn. Dẫn dắt nhân viên một cách hiệu quả đưa đến những kết quả bất ngờ: Thúc đẩy sự tham gia và cảm thấy mình là một phần của Công ty từ nhân viên, nâng sức sáng tạo, thúc đẩy doanh số bán hàng, giảm thu nhập bạn phải trả cho nhân viên, từ đó tăng lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn đã có tầm nhìn về điều mà doanh nghiệp của mình muốn hướng tới? Vậy tất cả những gì bạn cần làm tiếp theo là truyền cảm hứng, truyền “lửa” cho nhân viên của mình để họ cũng có tầm nhìn đó và tích cực làm việc để hướng tới mục tiêu chung. Tất cả những điều này đều có thể thực hiện được thông qua nghệ thuật lãnh đạo. Nghe qua thì có vẻ khó khăn, nhưng việc trở thành một người lãnh đạo được nhân viên tôn trọng, thậm chí là ngưỡng mộ là việc hoàn toàn có thể. Dưới đây là một số phương pháp để dẫn dắt nhân viên của bạn hiệu quả:
Truyền cho nhân viên thấm nhuần văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp
Lãnh đạo hãy là người-có-thể-tiếp-cận-được. Có khả năng giao tiếp có hiệu quả với nhân viên là một phẩm chất quan trọng của người lãnh đạo. Nhân viên không nên phải cảm thấy lo lắng trước mọi câu hỏi của bạn, tương tự như vậy, bạn cũng cần thẳng thắn với nhân viên trước những vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp của bạn.
Hãy đơn giản là cho nhân viên biết rằng bạn luôn có mặt và sẵn sàng để nói chuyện. Nếu họ có những vấn đề, kể cả trong công việc hay cá nhân, đang cản trở công việc của họ, hãy cho họ mượn 1 tai của bạn! Thêm vào đó, việc hiểu nhân viên cũng cho bạn biết điều gì có thể giúp thúc đẩy họ.
Người lãnh đạo cần: Thẳng thắn, rõ ràng và trung thực với nhân viên. Bạn có thể nuôi dưỡng một nền văn hóa giao tiếp bằng cách tiến hành đánh giá hiệu quả công việc, có các cuộc gặp mặt thường xuyên với nhân viên và quan trọng nhất là luôn nhấn mạnh rằng: Cánh cửa của bạn luôn được mở rộng. Bằng cách đó bạn có thể giữ cho nhân viên luôn cập nhật với những gì đang xảy ra trong công ty, còn nhân viên có thể thấy luôn thoải mái khi nói chuyện với bạn.
Nếu bạn còn chưa chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hãy hỏi nhân viên xem họ đang làm gì, cảm thấy thế nào. Cho họ thấy bạn thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu họ. Từng bước nhỏ hướng tới việc giao tiếp hiệu quả hơn với nhân viên cũng giúp bạn trau dồi kỹ năng lãnh đạo của mình.
Giúp nhân viên nhận ra mục tiêu của bản thân họ
Nhà lãnh đạo giúp nhân viên hiểu sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Bạn cũng cần phải cho nhân viên thấy vị trí của họ phù hợp và quan trọng như thế nào trong việc giúp công ty đạt được sứ mệnh đó.
Nhà lãnh đạo có thể giúp nhân viên tìm thấy ý nghĩa công việc thông qua đào tạo đúng cách. Thông qua trách nhiệm của họ, cung cấp một bản lý do tóm tắt tại sao vị trí công việc của họ lại quan trọng và nó đóng góp cho chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhỏ của bạn ra sao. Khi nhân viên đã biết được mục đích của họ, bạn có thể nghĩ rằng việc tự thúc đẩy hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Tuy nhiên không hẳn như vậy, bạn hoàn toàn có cách để tiếp tục dẫn dắt và tạo động lực cho họ, thông qua đặt mục tiêu cá nhân, thiết lập các cuộc canh tranh thân thiện và công bằng, hoặc đưa ra các ưu đãi.
Người lãnh đạo nên cho phép nhân viên tự do trong khuôn khổ nào đó, để đưa ra các ý tưởng sáng tạo hoặc các quy trình của riêng họ. Người lãnh đạo cũng cần tự tin trong quyết định tuyển dụng đủ để tin tưởng nhân viên có khả năng làm việc độc lập.
Quản lý vi mô là quá trình người lãnh đạo kiểm soát tất cả mọi thứ nhân viên làm, dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Điều đó có thể làm nhân viên cảm thấy mất tinh thần, hạn chế sự sáng tạo và dẫn tới những nhân viên ngập tràn thất vọng. Quản lý một cách nhỏ nhặt chỉ làm lãng phí thời gian của bạn, thay vào đó hãy dùng thời gian đó để cống hiến, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho nhân viên.
Lãnh đạo doanh nghiệp cần đánh giá cao những gì nhân viên của mình nói ra bởi nhân viên luôn là tài sản vô giá trong doanh nghiệp. Yêu cầu nhân viên đưa ra ý kiến cho thấy bạn luôn đánh giá cao và tôn trọng ý kiến, đồng thời tin tưởng quyết định của họ. Nó cũng cho thấy bạn sẵn sàng chia sẻ vai trò lãnh đạo và nhiệm vụ “đại biểu” cho nhân viên trong doanh nghiệp.
Bằng cách lôi kéo nhân viên vào quá trình ra quyết định, bạn cũng chứng minh rằng bạn nhiệt tình trong việc trao quyền cho nhân viên và mong muốn cùng họ tiến lên. Nhà lãnh đạo đúng nghĩa vui mừng khi thấy nhân viên cùng phát triển, và đương nhiên không hề muốn kiềm chế sự phát triển của họ. Ủy quyền các nhiệm vụ, chấp nhận đầu vào của nhân viên, bạn cho thấy bạn đang sẵn sàng tạo ra các nhà lãnh đạo mới trong doanh nghiệp.
Bạn có thể lôi kéo nhân viên vào việc ra quyết định bằng cách xây dựng các khảo sát đối với nhân viên, yêu cầu các đề xuất từ nhân viên, thậm chí xây dựng các hội đồng, nhóm nhỏ trong nhân viên nơi họ có thể nói chuyện tự do về các ý tưởng.